Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Hỏi về xử lý kỷ luật sa thải khi người lao động có hành vi cố ý gây thương tích

Chào luật sư, Tôi công tác ở siêu thi X, trong tháng 1 vừa qua do bị lăng mạ trước đám đông tại siêu thị, không kềm chế được cảm xúc nên tôi có tác tay người này làm cho môi họ đụng răng dập môi. Kết quả là họ đi thưa tôi tới công an xã và liên hiệp X nên tôi bị thôi việc. Xin hỏi như vậy có đúng không, việc làm của tôi có bị xử lý buộc thôi việc không và quy định thế nào? Xin cảm ơn luật sư.

 

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Về hành vi gây thương tích cho người khác:

Hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tội cố ý gây thương tích theo quy định tại Điều 104 Bộ luật hình sự:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

e) Có tổ chức;

g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;

i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;

k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Người bị hại có thể làm đơn tố giác hành vi này của bạn tới cơ quan công an để tiến hành điều tra, nếu thỏa mãn dấu hiệu phạm tội như trình bày ở trên, bạn sẽ bị truy cứu về tội cố ý gây thương tích với mức hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

Nếu không thỏa mãn các dấu hiệu trên, bạn chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại với mức thiệt hại thực tế đã gây ra. Cụ thể đó là các chi phí liên quan tới khám chữa bệnh, chi phí ngăn chặn và phục hồi sức khỏe, thương tật của người bị thiệt hại.

Về hành vi xử lý lỷ luật lao động của siêu thị X:

Khoản 1 Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012 quy định, người sử dụng lao động có quyền sa thải khi người lao động có hành vi cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, khi vụ việc cố ý gây thương tích đang được cơ quan công an điều tra, xác minh thì theo quy định tại điểm c, khoản 4 Điều 123 Bộ luật lao động, siêu thị coomart không được phép ra quyết định xử lý kỷ luật với bạn trong thời gian chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm.

Sau khi có kết luận điều tra, nếu bạn bị kết luận có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì siêu thị X hoàn toàn có thể áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải đối với bạn.

khi xử lý kỷ luật, phải có mặt của người sử dụng lao động, người lao động và sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở. Việc xử lý kỷ luật phải được lập thành văn bản.

 

Trân trọng.
Luật gia: Nguyễn Mỵ - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo