Lại Thị Nhật Lệ

Hỏi về quyền lợi của người lao động không tham gia công đoàn?

Những năm gần đây, kinh tế phát triển, đời sống người lao động dần được nâng lên thì vai trò của Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp lại càng được phát huy. Vậy pháp luật quy định về việc thành lập công đoàn? Người lao động có bắt buộc tham gia công đoàn cơ sở không? Quyền và lợi ích của người lao động như thế nào khi không tham gia công đoàn cơ sở? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

 1. Luật sư tư vấn về công đoàn

Công đoàn là tổ chức đại diện người sử dụng lao động tham gia cùng với cơ quan nhà nước hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ, giám sát việc thi hành các quy định của pháp luật về lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động. Mục đích của việc thành lập công đoàn thành lập nhằm đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.

Mặc dù pháp luật đã quy định cụ thể về chức năng, vai trò của Công đoàn trong quan hệ lao động. Nhưng trên thực tế vai trò này vẫn chưa thực sự được phát huy một cách có hiệu quả để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Do đó, các thành viên công đoàn, người lao động, người sử dụng lao động cần tìm hiểu rõ quy định pháp luật nhằm bảo vệ tối đa quyền và lợi ích của người lao động. Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu, bạn có thể liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây để được giải đáp kịp thời các thắc mắc của bạn. Bạn có thể gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số Hotline 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về quyền lợi của người lao động khi không tham gia công đoàn

Câu hỏi tư vấn:

Thưa Luật sư,Hiện tại công ty em có khoảng 200 lao động. Từ năm 2016 bắt đầu thành lập công đoàn. Có khoảng 2/3 lao động tham gia. Từ năm 2015 trở về trước công ty có chế độ thưởng cho nhân viên đầy đủ vào lễ tết, 8/3, sinh nhật nhân viên... Nhưng từ khi thành lập công đoàn thì cán bộ công đoàn thông báo là những ai tham gia công đoàn mới được hưởng những quyền lợi đó còn những ai không tham gia thì không được gì cả, thậm chí công ty tổ chức cho nhân viên đi du lịch hàng năm thì những ai tham gia công đoàn không phải đóng tiền, những ai không tham gia thì phải đóng tiền mới được đi. khi hỏi thì cán bộ công đoàn giải thích là: "CÔNG ĐOÀN CHỈ BẢO VỆ QUYỀN LỢI CHO NHỮNG NGƯỜI THAM GIA CÔNG ĐOÀN MÀ THÔI"Luật sư cho em hỏi, cán bộ công đoàn bên em làm như vậy có đúng không? và người không tham gia công đoàn có được hưởng quyền lợi như người có tham gia công đoàn không?Rất mong Luật sư tư vấn giúp.

Em cảm ơn.

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

  • Cán bộ công đoàn trả lời chỉ bảo vệ quyền lợi cho những người tham gia công đoàn là sai.

 Thứ nhất, căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về các quyền của người lao động:

a,Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

Như vậy viêc thành lập, hoạt động tham gia tổ chức công đoàn là quyền của người lao động, Công đoàn và doanh nhiệp không nào có quyền ép buộc người lao động gia nhập, hoạt động công đoàn và cũng không có quyền hạn chế, tước bỏ đi những quyền mà người lao động đang được hưởng. Những quyền lợi mà công ty dành người lao động sẽ đương nhiên được hưởng không cần dựa vào có phải là thành viên công đoàn hay không.

Thứ hai, Theo khoản 1 Điều 188 BLLĐ vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động.

Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

Như vậy, đối tượng được Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng không chỉ của đoàn viên công đoàn mà còn có cả người lao động không tham gia công đoàn.

  • Những người lao động là thành viên tham gia công đoàn sẽ được hưởng một số quyền và phải thực hiện một số nghĩa vụ theo luật công đoàn như sau:

 Điều 18. Quyền của đoàn viên công đoàn

1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Điều 19. Trách nhiệm của đoàn viên công đoàn

1. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của Công đoàn; tham gia các hoạt động công đoàn, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

2. Học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất giai cấp công nhân; sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

3. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, lao động có hiệu quả và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đángcủa người lao động và tổ chức công đoàn.

  • Trong trường hợp này, bạn có thể nghị doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho bạn hoặc khiếu nại nên công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp. Căn cứ Điều 119 Bộ luật lao động năm 2012

 Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan tổ chức trong giải quyết tranh chấp lao động.

1. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động có trách nhiệm phối hợp với tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ các bên trong giải quyết tranh chấp lao động.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức việc tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn của hoà giải viên lao động, trọng tài viên lao động trong giải quyết tranh chấp lao động.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về quyền lợi của người lao động không tham gia công đoàn?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo