Triệu Lan Thảo

Hỏi về cách tính phép năm trong thời gian nghỉ thai sản

Hiện nay, nhằm để cân bằng thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động và tạo điều kiện cho người lao động có thời gian nghỉ ngơi sau thời gian dài lao động, bên cạnh việc quy định về thời gian nghỉ hàng tuần thì luật lao động hiện hành còn quy định về số ngày nghỉ hằng năm. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau mà người lao động chưa nghỉ đủ số ngày nghỉ hằng năm của mình, vậy trường hợp này giải quyết như thế nào?

1. Luật sư tư vấn về chế độ nghỉ phép của người lao động.

Theo quy định luật lao động, người lao động có thời gian làm đủ 12 tháng cho người lao động sẽ được nghỉ phép năm tương ứng với từng đối tượng và nếu không nghỉ sẽ được thanh toán chế độ tương ứng với khoản tiền đó. Tuy nhiên các bên vẫn có thể thỏa thuận về chế độ nghỉ phép năm hoặc được thực hiện theo quy chế của doanh nghiệp miễn đảm bảo được quyền lợi của người lao động. Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào của pháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi qua hotline 1900.6169 để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về cách tính số tiền thanh toán cho ngày nghỉ phép năm nếu chưa nghỉ hết.

- Tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết chế độ về bảo hiểm xã hội cho người lao động khi bị tai nạn lao động.

- Giải đáp thắc mắc về tiền lương làm căn cứ để tính chế độ nghỉ phép năm cho người lao động.

Để làm rõ hơn vấn đề này, luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn thảm khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất

2. Cách tính thời gian nghỉ phép năm cho người lao động.

Câu hỏi tư vấn: Kính gửi công ty luật Minh Gia, cho tôi hỏi thắc mắc về tính phép năm khi đang nghỉ thai sản như sau: Tôi 30 tuổi.  Tôi đi làm cho công ty  HS từ tháng 1/3/2016 đến nay. Công ty tôi có quy định nếu phép năm không được sử dụng hết thì sẽ chuyển qua quý 1 năm sau và nếu trong quý 1 năm đó không sử dụng thì sẽ mất chứ không được trả tiền. Tôi đồng ý với quy định này.

Từ tháng 1/10/2017 đến hết 31/3/2018 tôi nghỉ thai sản và trong thời gian nghỉ tôi vẫn có phép năm (3 ngày phép của 3 tháng cuối năm 2017 và 3 ngày phép của năm 2018). Tuy nhiên thời gian tôi nghỉ thai sản vừa đúng hết quý 1 năm 2018 nên công ty coi như tôi không sử dụng 3 ngày phép còn lại của năm 2017 và coi như mất. Tôi muốn hỏi công ty tôi tính như vậy có đúng không?Rất mong nhận được câu trả lời của Luật Minh Gia.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, chúng tôi đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo Điều 111 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

..."

Theo quy định trên, người lao động được nghỉ hằng năm 12, 14, 16 ngày tùy thuộc vào tính chất công việc (cứ 5 năm làm việc được tăng 01 ngày- Điều  112 Bộ luật lao động năm 2012). Trong những ngày nghỉ đó, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động. Thời gian nghỉ hằng năm do người sử dụng lao động sắp sếp dựa trên tham khảo ý kiến người lao động và thông báo trước cho người lao động.

Khoản 7 Điều 34 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

"7. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5 và 6 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."

Như vậy, thời gian nghỉ thai sản của lao động nữ không bao gồm thời gian nghỉ hằng năm. Mặt khác, thời gian bạn nghỉ chế độ thai sản còn được coi là thời gian bạn đi làm để tính thời gian nghỉ hằng năm (Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP quy định về  Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm)

Điều 114 Bộ luật lao động quy định về việc thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ như sau:

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Kết luận: Từ các quy định trên và thông tin bạn cung cấp, việc công ty tính 03 ngày phép hằng năm chưa nghỉ của bạn vào cùng thời gian nghỉ thai sản là trái quy định pháp luật. Thời gian chưa nghỉ phép hằng năm còn lại của người lao động được thanh toán bằng tiền chứ không được tính mất đi như quy định của công ty.

>> Tư vấn thắc mắc về chế độ nghỉ phép, gọi: 1900.6169

-----------

Câu hỏi thứ 2 - Chế độ khi thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian được cử đi học

Xin Luật sư giúp đỡ. Vợ tôi hiện đang làm viên chức nhà nước tại bệnh viện. T9 năm nay đến T9 năm sau vợ tôi đi học chuyên khoa định hướng tại đại học Y. Vợ tôi hiện đang mang bầu và dự sinh 17/1/2018 Bây giờ chấm công là đi học, nhưng từ tkhoangr 17/1/2018 thì chấm công là Ts. Nhưng nếu chấm công là thai sản thì k được hưởng các chế độ phụ cấp khi đi học như tiền nhà ở, tiền học phí, tiền đi lại theo quy chế bệnh viện. Tôi muốn Luật sư giúp đỡ trong tình huống này ah. Nếu không chấm thai sản có đc không ạ vì mình cũng k nghỉ thai sản. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự cụ thể sau đây: 

>> Vừa đi học vừa đi làm có được hưởng chế độ thai sản không?

Về chế độ thai sản:

Căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về điều kiện hưởng chế độ thai sản:

"1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con".

Với quy định nêu trên, trường hợp viên chức được cơ quan cử đi học, có hưởng lương và đóng BHXH thì trong thời gian đi học có sinh con thì vẫn được hưởng chế độ BHXH theo quy định.

Trong thời gian nghỉ chế độ thai sản nếu như bạn vẫn thực hiện việc học tập thì vẫn được thanh toán tiền học phí, về các khoản hỗ trợ chi phí đi lại, ăn ở sẽ thực hiện theo quy chế của bệnh viện.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo