Luật sư Đào Quang Vinh

Hỏi về bảo hiểm xã hội không liên tục

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi về chế độ bảo hiểm xa hội như sau:- Từ tháng 8.2010 đến tháng 10.2015, tôi làm giáo viên hợp đồng, hợp đồng với Sở giáo dục Lạng Sơn.

 

Trong thời gian này tôi được hưởng 100% lương và có đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp.- Từ tháng 11.2015 đến nay, tôi ở nhà và không đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, đã hưởng trợ cấp thất nghiệp lần 1.- Tháng 8 năm 2016, tôi sẽ đi làm phóng viên theo chế độ tuyển dụngVậy tôi xin hỏi:- Nếu đi làm phóng viên tôi có phải trải qua chế độ tập sự nữa không? Nếu có tập sự thì mức lương của tôi được tính như thế nào?- Nếu làm phóng viên, tôi có được cộng số năm đã đóng bảo hiểm xã hội trước đó không?- Tôi có được cộng số năm đã công tác trong ngành giáo dục để tăng lương không? Trân trọng cám ơn luật sư. Rất mong nhận được gmail trả lời của luật sưChúc luật sư sức khoẻ, thành công, hạnh phúc...

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Với câu hỏi thứ nhất:

 

Nếu bạn được tuyển dụng vào vị trí tương ứng là viên chức:

 

Tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 29/2012/NĐ-CP có quy định về chế độ tập sự đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:

 

Điều 20. Chế độ tập sự

 

1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 27 Luật Viên chức.”

 

Điều 27. Chế độ tập sự (Luật Viên chức năm 2010)

 

1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.”

 

 

Do đó, nếu bạn đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của công việc phóng viên của bạn thì bạn sẽ không phải tập sự và ngược lại thì bạn vẫn phải tập sự theo quy định. Khi tập sự, bạn sẽ được hưởng 85% mức lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 29/2012/NĐ-CP hoặc hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng khi đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này:

 

Điều 22. Chế độ, chính sách đối với người tập sự và người hướng dẫn tập sự

 

1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ hoặc tiến sĩ và chuyên ngành đào tạo phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự có trình độ thạc sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 2, người tập sự có trình độ tiến sĩ được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.

 

2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm tuyển dụng trong các trường hợp sau:

 

a) Làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;”

 

b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

 

c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

 

Nếu bạn được tuyển dụng vị trí tương ứng là công chức: Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định 24/2010/NĐ-CP:

 

Điều 20. Chế độ tập sự

 

1. Người được tuyển dụng vào công chức phải thực hiện chế độ tập sự để làm quen với môi trường công tác, tập làm những công việc của vị trí việc làm được tuyển dụng.

 

2. Thời gian tập sự được quy định như sau:”

 

Theo đó, bạn vẫn phải tập sự và mức lương tập sự đối với công chức tương ứng theo quy định của mức lương tập sự của viên chức (được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 22 Nghị định 24/2010/NĐ-CP)

 

Thứ hai, khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có quy định:

 

“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

 

Theo đó, số năm bạn đóng bảo hiểm xã hội trước đây vẫn được tính vào bảo hiểm xã hội của bạn do thời gian đóng bảo hiểm không liên tục là tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

 

Với câu hỏi thứ ba: bạn sẽ không được cộng số năm đã công tác trong ngành giáo dục để tăng lương vì việc nâng lương sẽ được tính từ thời gian bạn hết tập sự và kí hợp đồng việc làm đến hết 2 năm đối với ngạch, chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống; hoặc 3 năm đối với ngạch, chức danh có yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên nếu bạn chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hay chức danh của mình và không bị khiển trách, kỷ luật. Điều này được quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Thông tư 08/2013/TT-BNV.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hỏi về bảo hiểm xã hội không liên tục. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Bùi Thảo – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo