Luật sư Phùng Gái

Độ tuổi được tham gia quan hệ lao động?

Độ tuổi tham gia lao động được pháp luật lao động quy định như thế nào? Điều kiện gì để được sử dụng người lao động chưa thành niên? Trách nhiệm pháp lý đối với người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về việc sử dụng người lao động? Đối với những thắc mắc này, bạn có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia để được hỗ trợ giải đáp.

1. Một số quy định liên quan đến vấn đề sử dụng người lao động

Khi tham gia giao kết hợp đồng lao động với người lao động, ngoài vấn đề về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ thì người sử dụng lao động còn quan tâm đến các điều kiện khác như: độ tuổi, sức khỏe, gia đình.

Tuy nhiên, thực tế có những vị trí công việc mang tính chất nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc vị trí công việc cần điều kiện cụ thể, do đó người sử dụng lao động cần lưu ý các điều kiện khi tuyển dụng người lao động làm việc vào các vị trí đó

Trường hợp, bạn muốn tư vấn cụ thể về các điều kiện sử dụng người lao động thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp.

2. Độ tuổi tham gia quan hệ lao động được quy định như thế nào?

Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về độ tuổi được tham gia quan hệ lao động và nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động. Cụ thể:

- Thứ nhất, về độ tuổi lao động.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.

Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật trên người từ đủ 15 tuổi trở lên được tham gia quan hệ lao động với đơn vị người sử dụng lao động để thực hiện công việc và được trả lương theo kết quả hoàn thành công việc.

Thứ hai, nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động.

Điều 18 Bộ luật lao động 2012 quy định:

Điều 18. Nghĩa vụ giao kết hợp đồng lao động

1. Trước khi nhận người lao động vào làm việc, người sử dụng lao động và người lao động phải trực tiếp giao kết hợp đồng lao động.

Trong trường hợp người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

2. Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản; trường hợp này hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người.

Hợp đồng lao động do người được ủy quyền giao kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, tuổi, giới tính, địa chỉ thường trú, nghề nghiệp và chữ ký của từng người lao động.

Đồng thời, Nghị định số 05/2015/NĐ-CP:

Điều 3. Người giao kết hợp đồng lao động

...

2. Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;

c) Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi;

d) Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động.

3. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này không được tiếp tục ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

Theo đó, khi người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng lao động chưa thành niên thì việc xác định người giao kết hợp đồng bên phía người lao động được quy định như sau:

+ Người lao động chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi và có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người lao động;

+ Người đại diện theo pháp luật đối với người dưới 15 tuổi và có sự đồng ý của người dưới 15 tuổi.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về "Độ tuổi được tham gia quan hệ lao động". Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thì bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc số Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006169 để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo