Luật sư Phùng Gái

Hồ sơ, thủ tục hưởng phụ cấp thâm niên dành cho viên chức nhà nước?

Khi làm lâu dài cho một người sử dụng lao động, người lao động bên cạnh việc hưởng các quyền lợi ghi trong hợp đồng lao động thì họ còn có thể được hưởng phụ cấp thâm niên theo thời gian lao động cho một người sử dụng lao động. Do đó, luật Bộ luật lao động hiện hành và Luật cán bộ, công chức; luật viên chức là một trong những văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh rõ nhất về các điều kiện, chế độ lao động. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về phụ cấp thâm niên.

Có thể thấy, mục đích của việc ban hành các quy định về phụ cấp thâm niên trong quá trình lao động như là một sự khuyến khích, động viên người lao động trong thời gian gắn bó và làm việc với người sử dụng lao động. Các chế độ đối với lao động thâm niên thường được quy định trong thời gian nghỉ hằng năm, chế độ về tiền lương, phụ cấp thời gian thâm niên. Bàn về phụ cấp thâm niên chúng ta có thể theo hai hướng như sau: Thứ nhất là phụ cấp thâm niên cho người làm việc trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang thì do nhà nước quy định bằng việc ban hành các văn bản pháp luật; Thứ hai là phụ cấp thâm niên do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc theo quy chế của đơn vị. Vì vậy, dù là ở trường hợp nào đi chăng nữa thì các chủ thể đều phải tuân theo đúng quy định pháp luật và thỏa thuận, tránh gây thiệt hại đến quyền lợi của chủ thể khác.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Thủ tục hưởng phụ cấp thâm niên đối với viên chức.

Câu hỏi: Tôi là giáo viên mẫu giáo dạy trường dân lập. Có tham gia bảo hiểm bắt buộc từ năm 2006 đến 2014. Tháng 8/2014 tôi thi vào công chức. Tôi có đầy đủ quyết định xét nâng ngạch và bậc lương. 1) Theo tìm hiểu tại Điều 2. Hướng dẫn về thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên, mức hưởng phụ cấp thâm niên quy định tại Điều 2, Điều 3 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP.

Theo như Nghị định số 54/2011/NĐ-CP tôi được hưởng phụ cấp thâm niên( Tôi có nộp sổ bảo hiểm thể hiện rõ mốc thời gian tham gia bảo hiểm từ năm 2006 đến 2014). Nhưng cấp có thẩm quyền đòi tôi phải trình đầy đủ hợp đồng lao động từ năm 2006 đến năm 2014, kèm sổ bảo hiểm mới giải quyết cho tôi hưởng phụ cấp thâm niên là đúng hay sai? Tôi cần những thủ tục gì để được hưởng phụ cấp thâm niên? 2) Hiện tôi hưởng lương bậc 1 chế độ miễn tập sự. Tôi có đủ điều kiện để được xét lương bậc 2 không ?( vì trước khi vào biên chế tôi đang hưởng lương bậc 3 và có đầy đủ quyết định nâng bậc và ngạch lương)

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

-Thủ tục, hồ sơ hưởng phụ cấp thâm niên:

Tờ khai quá trình công tác, giảng dạy;

Các hợp đồng làm việc hoặc văn bản có liên quan;

Các quyết định tuyển dụng, quyết định công nhận hết thời gian tập sự, quyết định nâng bậc lương gần nhất;

Sổ bảo hiểm xã hội(trường hợp chưa có sổ thì phải có xác nhận quá trình đóng bảo hiểm của cơ quan bảo hiểm xã hội huyện);

Biên bản họp xét, công văn đề nghị và danh sách đề nghị hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo của nhà trường.

Như vậy, việc cơ quan có thẩm quyền yêu cầu bạn cung cấp bản hợp đồng lao động của bạn từ 2006-2014 là có cơ sở pháp lý.

-Thứ hai, điều kiện xét lương bậc 2:

Pháp luật hiện nay chỉ quy định đối tượng chế độ tập sự thì không thuộc đối tượng xét nâng lương. Trường hợp của bạn là thuộc đối tượng miễn tập sự( đã vào biên chế nhà nước) nên khi bạn đáp ứng đủ điều kiện về chế độ nâng lương thường xuyên theo quy định dưới đây thì bạn sẽ được xét nâng lương bậc 2. Cụ thể:

Theo quy định tại thông tư 08/2013/TT-BNV  hướng dẫn thực hiện chế dộ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

Điều 2. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này, nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức, chức danh chuyên gia cao cấp và chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây gọi là chức danh) hiện giữ, thì được xét nâng một bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này trong suốt thời gian giữ bậc lương như sau:

1. Điều kiện thời gian giữ bậc trong ngạch hoặc trong chức danh:

a) Thời gian giữ bậc để xét nâng bậc lương thường xuyên:

- Đối với chức danh chuyên gia cao cấp: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong bảng lương chuyên gia cao cấp, thì sau 5 năm (đủ 60 tháng) giữ bậc lương trong bảng lương chuyên gia cao cấp được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương;

- Đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống và nhân viên thừa hành, phục vụ: Nếu chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh, thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng một bậc lương.

b) Các trường hợp được tính vào thời gian để xét nâng bậc lương thường xuyên, gồm:

- Thời gian nghỉ làm việc được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về lao động;

- Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian nghỉ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hưởng bảo hiểm xã hội cộng dồn từ 6 tháng trở xuống (trong thời gian giữ bậc) theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

- Thời gian được cấp có thẩm quyền quyết định cử đi làm chuyên gia, đi học, thực tập, công tác, khảo sát ở trong nước, ở nước ngoài (bao gồm cả thời gian đi theo chế độ phu nhân, phu quân theo quy định của Chính phủ) nhưng vẫn trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Hồ sơ, thủ tục hưởng phụ cấp thâm niên dành cho viên chức nhà nước?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo