Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Giải đáp luật lao động: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng

Nội dung yêu cầu: Chào anh/chị luật sư công ty luật Minh Gia. Em tên Trường, em có thấy thông tin tư vấn của công ty qua website công ty. Em mới đi làm được nửa năm và có vấn đề này em xin tư vấn giúp. Em có xin nghỉ việc công ty cũ ngày 20/10/2015 và đơn xin nghỉ đã được kí nhưng lại kí cho nghỉ việc vào ngày 30/11/2015 ( hợp đồng lao động của em là 1 năm). Và em nghỉ vào ngày 27/10/2015.

Trả lời:  Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu. Câu hỏi của bạn Công ty Luật Minh Gia xin trả lời như sau:

1. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, Hợp đồng lao động anh và công ty đã ký kết là hợp đồng xác định thời hạn:

" b)Hợp đồng lao động xác định thời hạn;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng." 

 Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 37 Bộ luật Lao động năm 2012, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

-  Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều 37( Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động; Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục) 

-  Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này" 

Do anh không nói rõ lý do anh xin nghỉ việc là gì, nên tôi không xác định được chính xác trách nhiệm báo trước cho công ty của anh là 3 ngày hay 30 ngày nên tôi sẽ chia ra 2 trường hợp :
 
- Nếu lý do thuộc những truờng hợp chỉ cần báo trước 3 ngày và khi công ty có quyết định cho anh nghỉ vào ngày 30/11/2015 anh đã có ý kiến phản hồi rằng muốn nghỉ sớm hơn mà công ty nhất định không đồng ý thì hết thời hạn 3 ngày từ khi anh có đơn xin nghỉ việc, anh có quyền nghỉ việc.

- Nếu anh thuộc những trường hợp phải báo trước đủ 30 ngày thì sau khi công ty có phản hồi là đến ngày 30/11/2015 anh mới được nghỉ và anh đã kiến nghị lại nhưng công ty vẫn giữ nguyên ý kiến thì sau 30 ngày kể từ ngày anh nộp đơn ( ngày 20/10/2015) anh mới có quyền tự ý nghỉ việc.

2. Trách nhiệm khi người lao động không đảm bảo thời gian thông báo trước khi nghỉ việc.

Nếu người lao động vi phạm các điều kiện đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nói trên, tức là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trái pháp luật thì theo Điều 43 Bộ luật lao động năm 2012, người lao động sẽ:

“ 1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật lao động". 

3. Công ty không trả sổ bảo hiểm cho nhân viên.

Theo quy định tại Điều 47 Bộ luật lao động:

"2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động".

Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội cho anh. Trường hợp anh khởi kiện công ty vì những vẫn đề khác thì công ty cũng không có quyền giữ sổ bảo hiểm của bạn.

Trong trường hợp công ty không trả lại sổ bảo hiểm cho anh trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, anh có thể làm đơn kiến nghị đến Hòa giải viên lao động cấp quận, huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu được hòa giải hoặc làm đơn khởi kiện đến tòa án nhân dân cấp huyện để được thụ lý giải quyết

5. Làm sổ BHXH mới.

Về nguyên tắc, mỗi người chỉ được có một sổ bảo hiểm xã hội. Do đó khi lập sổ bảo hiểm xã hội mới thì sổ cũ sẽ bị mất hiệu lực.

Về thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất, bạn có thể tham khảo tại bài viết sau: Thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bị mất.

Tuy vậy thủ tục xin cấp lại khá phức tạp, nhất là các giấy tờ cần chuẩn bị để nộp hồ sơ xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi tiến hành thủ tục này. 
 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng
C.V Nguyễn Thị Quyên - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo