Luật sư Lê Văn Chức

Đủ điều kiện để tinh giản biên chế nhưng vẫn muốn ở lại làm việc.

Chúng tôi là giáo viên của trường cao đẳng, tất cả đều đủ chuẩn theo quy định, số năm tham gia đóng BHXH > 10 năm, tuổi đời từ 35 đến 45. Nhưng nay nhà trường thực hiện việc tinh giảm biên chế và chúng tôi bị đưa vào diện dôi dư.Nguyện vọng của chúng tôi là vẫn ở lại trường.Nhà trường không đồng ý và đưa ra các hình thức giải quyết: Chuyển BHXH ra nơi khác theo nghị định 108 của chính phủ.Cho gửi BHXH đến tháng 6/2016.


 
Tôi chân trọng nhờ luật sư tư vấn giúp chúng tôi.

Chúng tôi là giáo viên của trường cao đẳng, tất cả đều đủ chuẩn theo quy định, số năm tham gia đóng BHXH > 10 năm, tuổi đời từ 35 đến 45. Nhưng nay nhà trường thực hiện việc tinh giảm biên chế và chúng tôi bị đưa vào diện dôi dư.

Nguyện vọng của chúng tôi là vẫn ở lại trường vì ở độ tuổi này không xin được việc làm cho phù hợp.

Nhà trường không đồng ý và đưa ra các hình thức giải quyết như sau:

1 – Chuyển BHXH ra nơi khác theo nghị định 108 của chính phủ.

2 – Cho gửi BHXH đến tháng 6/2016.

Vậy kính mong luật sư giải đáp giúp xem nhà trường làm như thế là đúng hay sai? Hợp lý hay không? Xin chân trọng cám ơn!

Đủ điều kiện để tinh giản biên chế nhưng vẫn muốn ở lại làm việc.


Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi nội dung yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Các trường hợp thuộc đối tượng được tinh giản biên chế theo quy định tại điều 6 Nghị định số 108/ 2014/ NĐ-CP như sau :

“1. Cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức), thuộc đối tượng tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;

b) Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
…”

Do thuộc đối tượng dôi dư nên khi không được bố trí công việc thích hợp thì buộc phải thôi việc và sẽ được hưởng chính sách tinh giản biên chế theo quy định sau:

1. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nam, đủ 45 tuổi đến đủ 48 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên, ngoài hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, còn được hưởng các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi;

b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại Điểm b Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

c) Được trợ cấp 05 tháng tiền lương cho hai mươi năm đầu công tác, có đóng đủ bảo hiểm xã hội. Từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương.

2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại Điểm a, c Khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội;

3. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nam, trên 48 tuổi đến dưới 50 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, trong đó có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

4. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu trên 58 tuổi đến dưới 60 tuổi đối với nam, trên 53 tuổi đến dưới 55 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 10. Chính sách thôi việc

1. Chính sách thôi việc ngay

Những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này có tuổi đời dưới 53 tuổi đối với nam, dưới 48 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Nghị định này hoặc có tuổi đời dưới 58 tuổi đối với nam, dưới 53 tuổi đối với nữ và không đủ điều kiện để hưởng chính sách về hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, nếu thôi việc ngay thì được hưởng các khoản trợ cấp sau:

a) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm;

b) Được trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
 
3. Các đối tượng thôi việc quy định tại Khoản 1, 2 Điều này được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cấp sổ bảo hiểm xã hội hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội; không được hưởng chính sách thôi việc theo quy định tại Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên của pháp luật để bạn có thể xác định được mức hưởng lương hưu trí hoặc trợ cấp một lần tương ứng với độ tuổi và số năm đóng bảo hiểm.

Về hai phương án giải quyết tại đơn vị bạn đang công tác.

Bản chất của việc hướng dẫn 2 phương án trên đều là thủ tục trả sổ bảo hiểm cho bạn khi chấm dứt hợp đồng lao động do thuộc trường hợp tinh giản biên chế.

Vấn đề chuyển sổ BHXH đi nơi khác hay là cho gửi sổ bảo hiểm đến 6/2015 tức là khi bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động với trường học thì trường học sẽ làm các thủ tục liên quan đến chốt sổ bảo hiểm với cơ quan bảo hiểm và trả lại sổ cho bạn. Nếu bạn kí kết hợp đồng tại nơi làm việc mới thì sẽ mang sổ bảo hiểm đã được chốt ở cơ quan cũ đi nộp để được tiếp tục cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm cho thời gian tới. Còn việc cho gửi sổ bảo hiểm đến tháng 6/2015 thì đây là lựa chọn của bạn, nếu như bạn chưa muốn lấy sổ bảo hiểm ngay.

Tuy nhiên, chúng tôi khuyên bạn nên lấy lấy sổ bảo hiểm ngay sau khi chấm dứt hợp đồng lao động để tránh trường hợp để lâu ngày sẽ thất lạc, rách, hỏng làm ảnh hưởng đến quyền lợi sau này của bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đủ điều kiện để tinh giản biên chế nhưng vẫn muốn ở lại làm việc.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV: Tạ Nga - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo