Luật sư Vũ Đức Thịnh

Đóng bảo hiểm 3, 4 tháng được hưởng thai sản không?

Thai sản là chế độ dành cho cha mẹ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, người lao động phải đóng BHXH đủ thời gian đáp ứng điều kiện Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định. Để nhận được khoản trợ cấp trong thời gian nuôi con nhỏ các bậc cha mẹ không nên bỏ qua tìm hiểu về chế độ thai sản.

Câu hỏi yêu cầu tư vấn: Nghỉ thai sản khi mới đóng bảo hiểm xã hội được 4 tháng thì có được hưởng chế độ nào về thai sản theo quy định của pháp luật không? Trường tôi có 1 giáo viên trong biên chế, làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, đang trong thời gian thử việc, mới có thời gian đóng BHXH được 4 tháng thì nghỉ sinh con (thời gian thử việc của giáo viên này là 12 tháng).

Xin Luật sư tư vấn giúp cô giáo trong trường hợp nêu trên được hưởng tiền lương và các khoản phụ cấp như thế nào trong thời gian nghỉ sinh con? Đơn vị tôi phải thực hiện những chế độ gì cho cô giáo trong thời gian cô nghỉ sinh con? Xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ thai sản

Căn cứ theo Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.”

Do đó, khi người lao động nữ đóng từ đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước ngày sinh thì sẽ đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra trường hợp người lao động đóng đủ 12 tháng trở lên tuy nhiên chỉ mới đóng đủ từ 3 tháng trở lên trong vòng 12 tháng trước khi sinh con và buộc nghỉ dưỡng thai xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Tuy nhiên, trường hợp này giáo viên mới bắt đầu làm việc và đóng 4 tháng thì nghỉ sinh con chưa đủ điều kiện nêu trên. Như vậy, giáo viên này sẽ không được hưởng chế độ thai sản.

Thứ hai, các chế độ khác được hưởng khi sinh con

Về tiền lương: Trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản, giáo viên này không làm việc, do đó đơn vị không có trách nhiệm phải chi trả tiền lương.

Về phụ cấp ưu đãi nghề: Theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập thì trong thời gian nghỉ thai sản giáo viên vẫn được hưởng phụ cấp ưu đãi nhà giáo theo quy định.

Về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo áp dụng đối với nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có). Đối với trường hợp của giáo viên này, mới bắt đầu làm việc được 04 tháng nên chưa đủ điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên trong thời gian nghỉ thai sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm, nếu còn vướng mắc cần Luật sư giải đáp bạn liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo