Đinh Thị Minh Nguyệt

Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có phải bồi thường cho công ty không?

Tôi ký hợp đồng làm việc trên tàu biển cho Chủ Nhật thông qua công ty môi giới thuyền viên. Tôi gửi đơn chấm dứt hợp đồng lao động, sau 48 ngày công ty gọi lên và ký bảng quyết toán 176 triệu đồng. Công ty trừ hết lương 1 tháng và bắt nộp 99 triệu đồng. Ngoài ra công ty đang giữ tiền lương là 533 đô la mỹ. Hỏi tôi có phải nộp số tiền công ty yêu cầu không?

Tôi ký hợp đồng và làm việc trên tầu biển cho Chủ tàu nhật thông qua công ty Môi giới THUYỀN VIÊN là T. SAU 2 tháng công ty Môi giới gửi quyết định cho tôi về nước, bay từ úc về .Bảo tôi về theo yêu cầu của chủ tàu. Sau khi về tôi đã gửi đơn báo trước xin chấm dứt hdld Và tới hơn 48 ngày cty mới gọi lên và ký bảng quyết toán tổng cộng là 176 triệu đồng. Sau khi trừ hết lương 1 tháng và tiền ký quỹ tôi còn phải bắt nộp thêm 99 triệu nữa. Tôi không ký bảng quyết toán đó và về nhà mấy hôm sau gửi đơn xin miễn giảm và trình bày gia cảnh. Tới nay đã hơn 2 tháng không thấy công ty gọi giải quyết thế nào. Ngoài tiền trong bảng quyết toán trên tôi còn đang bị công ty giữ tiền lương trên tầu là 533 đô la mỹ tôi chưa được nhận. Sổ bhxh hiện đã gửi về chi nhánh hải phòng rồi. Theo luật hàng hải và công ước MLC 2006  thì tôi không phải nộp số tiền lớn vậy vì cty đơn phương cho tôi về nước..xin cty luật tư vấn giúp tôi. Tôi xin trân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn kí hợp đồng làm việc trên tàu biển của chủ tàu là người Nhật Bản thông qua một công ty môi giới tên là T. Như vậy trong trường hợp này việc xử lý vấn đề liên quan đến đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường của công ty sẽ ưu tiên quy định được nêu lên trong hợp đồng mà hai bên đã ký kết. Trong trường hợp hợp đông không có điều khoản quy định về các vấn đề này thì 2 bên cụ thể là bạn và chủ tàu người Nhật có thể thống nhất lựa chọn pháp luật của 1 trong 2 nước để xử lý.

 

Trường hợp 1: 2 bên lựa chọn giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam.

 

Trường hợp nêu 2 bên thông nhất xử lý theo quy định pháp luật Việt Nam thì chúng tôi xin tư vấn như sau:

 

Thứ nhất: Vấn đề đơn phương chấm dứt hợp đồng của người lao động.

 

Căn cứ quy định tại Điều 37 Luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

 

 “Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

 

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

 

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

 

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

 

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

 

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

 

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

 

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

 

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

 

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

 

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

 

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

 

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”

 

Căn cứ theo quy định trên nếu bạn nghỉ việc đúng theo các trường hợp mà quy định trên quy đình thì việc bạn việc bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty là hoàn toàn đúng pháp luật và sẽ không phải trả cho công ty bất cứ khoản phí nào.

 

Trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng không theo quy định tại Điều 37 Luật Lao động 2013 thì hành vi của bạn sẽ là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và như vậy căn cứ theo Điều 41 và Điều 43 bạn sẽ phải bồi thường cho công ty các khoản phí sau.

 

 “Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

 

1.Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

 

2.Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước

 

3.Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.”

 

Như vậy bạn sẽ không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa thàng tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp bạn vi phạm về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

 

Thứ hai: Vấn đề về việc công ty trừ lương và giữ lương của người lao động.

 

Căn cứ Điều 101 Bộ luật lao động 2012 quy định về khấu trừ tiền lương.

 

“Điều 101. Khấu trừ tiền lương

 

1. Người sử dụng lao động chỉ được khấu trừ tiền lương của người lao động để bồi thường thiệt hại do làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 130 của Bộ luật này.

 

2. Người lao động có quyền được biết lý do khấu trừ tiền lương của mình.

 

3. Mức khấu trừ tiền lương hằng tháng không được quá 30% tiền lương hằng tháng của người lao động sau khi trích nộp các khoản bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thuế thu nhập”

 

Như vậy công ty chỉ được phép khấu trừ tiền lương của bạn nếu công ty có căn cứ cho rằng bạn làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị của công ty.

 

Căn cứ theo quy định tại nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động thì

Điều 24 nguyên tắc trả lương.

1. Người lao động được trả lương trực tiếp, đầy đủ và đúng thời hạn.

2. Trường hợp đặc biệt do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng. Việc người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động do trả lương chậm được quy định như sau:

a) Nếu thời gian trả lương chậm dưới 15 ngày thì không phải trả thêm;

Nếu thời gian trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì phải trả thêm một khoản tiền ít nhất bằng số tiền trả chậm nhân với lãi suất trần huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương. Khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam không quy định trần lãi suất thì được tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng của ngân hàng thương mại, nơi doanh nghiệp, cơ quan mở tài khoản giao dịch thông báo tại thời điểm trả lương.


Như vậy, công ty nếu không có lí do bất khả kháng khác mà "người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng thời hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động thì không được trả chậm quá 01 tháng." còn nếu công ty không thuộc các trường hợp này thì bên công ty sẽ không được phép giữ 533 đô la Mỹ của bạn.

                                      

Trường hợp 2: Hai bên thông nhất xử lý theo quy định của pháp luật nước ngoài cụ thể là luật Nhật. Trong trường hợp này do liên quan đến pháp luật nước ngoài nên ban có thể tham khảo quy định pháp luật nước ngoài để giải quyết vụ việc của mình.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo