Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị chuyển sang làm công việc khác

Nếu công ty ra quyết định không phù hợp với chuyên môn của tôi thì tôi có quyền từ chối hay không? Dù đó là công việc tạm khoảng 1 tháng? Vì công ty ra thỏa ước là phân công công việc tạm khi người sử dụng lao động có yêu cầu.

 

Nếu tôi làm đơn thôi việc vì phân công công việc không phù hợp đó thì công ty có quyền bắt tôi phải làm công việc tạm đó trong thời gian chưa ký quyết định thôi việc cho tôi? Nếu tôi tiếp tục từ chối thì công ty có quyền kỷ luật hay sa thải và không trả lương thôi việc cho tôi không? Cảm ơn luật sư!

 

Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị chuyển sang làm công việc khác

Tư vấn thắc mắc về Chấm dứt hợp đồng lao động

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về việc thiên chuyển công việc với người lao động

Theo quy định tại điều 31 Bộ luật lao động 2012 về chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

"1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định".

Hơn nữa trong thỏa thuận lao động của công ty cũng đã có quy định về việc tạm chuyển người lao động trong những trường hợp cụ thể nên việc công ty chuyển bạn tạm thời làm 1 công việc khác mà không quá 60 ngày là hợp lệ và không trái quy định của pháp luật. Vì vậy trong trường hợp này, bạn sẽ phải thực hiện công việc theo sự thiên chuyển người sử dụng lao động.

Nếu bạn không thực hiện công việc theo sự thiên chuyển của người lao động thì đó có thể sẽ là căn cứ để người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỉ luật sa thải đối với bạn theo quy định tại khoản 3 điều 126 BLLĐ 2012:

"3. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đáng".

Về việc xử lý kỉ luật

Khi bị sa thải theo quy định trên thì bạn sẽ được hưởng lương tháng ứng với số ngày bạn đã làm việc và người lao động sẽ không được phép trừ khoản tiền này theo quy định tại điều 128 BLLĐ 2012 về những quy định cấm khi xử lý kỷ luật lao động:

"1. Xâm phạm thân thể, nhân phẩm của người lao động.

2. Dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.

3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động".
 
Ngoài ra, việc xử lý hình thức sa thải do lỗi của người lao động là bạn nên bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thôi việc. Vì vậy, trong trường hợp này bạn nên tiếp tục thực hiện giao kết hợp đồng với người lao động về công việc làm. Nếu như công việc không phù hợp với mình thì bạn nên thỏa thuận trực tiếp với người sử dụng lao động cũng như trình bày những ảnh hưởng của công việc này với mình để được xem xét và sắp xếp bạn với công việc hợp lý hơn. Sau khoảng thời gian, thỏa thuận về công việc khác đó (theo như trong thỏa ước lao động và tối đa không quá 60 ngày) mà người sử dụng lao động không sắp xếp cho bạn công việc như ban đầu hoặc một công việc khác mà bạn đồng ý thì bạn mới nên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 37 BLLĐ 2012:

"Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động".

Khi này bạn sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật.

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật sẽ khiến bạn chịu tổn thất về kinh tế khi không được hưởng trợ cấp thôi việc và cũng ảnh hưởng đến hồ sơ xin việc của bạn sau này vì vậy bạn nên suy nghĩ trong trường hợp này.

 

Trân trọng!

Luật gia: Việt Dũng - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo