LS Hồng Nhung

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ trợ cấp cho người lao động trong thời gian không có việc làm, tuy nhiên không phải trường hợp nào nghỉ việc cũng được hưởng chế độ này. Việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp phải đảm bảo các điều kiện theo quy định pháp luật, nếu bạn đang muốn hưởng chế độ này thì bạn cần nắm được các quy định pháp luật hoặc liên hệ hỏi ý kiến tư vấn từ Luật sư.

1. Luật sư tư vấn về chế độ trợ cấp thất nghiệp

Người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi đáp ứng các điều kiện theo quy định, trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp.

Do đó, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình sau khi nghỉ việc thì bạn cần lưu ý về vấn đề chấm dứt hợp đồng lao động hoặc nếu bạn chưa nắm rõ về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ cụ thể.

Bạn có thể gửi yêu cầu tư vấn hoặc gọi: 1900.6169 để được giải đáp kịp thời.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Nội dung tư vấn: Kính gửi: luật sư Minh Gia tôi làm tại công ty A được từ 2011 đến hết tháng 1/2018, đóng quỹ HT, TT là 4 năm 8 tháng và thời gian đóng BHTN chưa hưởng là 4 năm 8 tháng. Tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng ở công ty A và sang công ty B làm việc với 3 tháng thử việc trong thời gian đó tôi không được công ty B đóng bảo hiểm xã hội. Ngày chốt và đóng dấu xác nhận đóng bảo hiểm cuối cùng là 2/4/2018.

Vậy cho tôi hỏi công ty B có tiếp tục đóng vào sổ cho tôi nữa hay không?

Và tôi có đủ điều kiện để lĩnh được tiền BHTN không?

Kính mong luật sư hỗ trợ giải đáp. Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ thông tin mà bạn đã cung cấp, trường hợp bạn tiếp tục tham gian quan hệ lao động thì bạn sẽ thuộc đối tượng đóng BHXH theo quy định tại Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

“1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, bao gồm:

1.1. Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

1.2. Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);

...”

Và khi đó, thời gian đóng bảo hiểm của bạn sẽ được cộng nối theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.”

Đồng thời, khi bạn đi làm ở công ty mới, công ty sẽ đóng tiếp BHXH cho bạn trên số sổ BHXH trước đây theo quy định tại Khoản 8.2 Mục 8 Công văn số 1734/BHXH-QLT:

“8.2. Mỗi người lao động chỉ được cấp một sổ BHXH với mã số BHXH duy nhất trong toàn bộ quá trình tham gia để theo dõi việc đóng và giải quyết chế độ BHXH, BHTN theo quy định của pháp luật.

...”

Trường hợp bạn muốn hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn cần phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013:

“Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

...”

Như vậy, nếu bạn chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì trong thời gian 3 tháng kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải nộp hồ sơ đến trung tậm dịch vụ việc làm để đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định tại Khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm:

“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.”

Vậy, căn cứ dữ liệu bạn cung cấp ban đầu, nếu bạn đã chấm dứt hợp đồng lao động trên 3 tháng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật thì bạn sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của bạn sẽ được bảo lưu và nếu sau này bạn chấm dứt hợp đồng lao động, đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp của bạn sẽ bao gồm toàn bộ thời gian mà bạn đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo