Hoàng Thị Kim Lý

Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo

Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấp được chi trả cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng, nâng bậc lương hay các chế độ khác khi làm việc được một thời gian nhất định. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về phụ cấp thâm niên? Mức hưởng của phu cấp thâm niên? Công ty Luật TNHH Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn về pháp luật lao động

Phụ cấp thâm niên là một loại phụ cấp chỉ được chi trả cho một số đối tượng nhất định, trong đó có đối tượng là giáo viên. Đây là một loại phụ cấp nhằm khuyến khích, hỗ trợ đối với những người có nhiều kinh nghiệp làm việc. Tuy nhiên không phải nhà giáo hay ai cũng nắm rõ loại phụ cấp này là gì, được tính như thế nào, và quy định phụ cấp thâm niên được pháp luật quy định khác gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Do đó, nếu bạn là giáo viên, bạn nên tìm hiểu các quy định pháp luật về vấn đề này.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về lĩnh vực lao động, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn.

2. Tư vấn về các trường hợp được hưởng phụ cấp thâm niên

Câu hỏi tư vấn:

- Bản thân tôi được hợp đồng giảng dạy môn giáo dục thể chất tại Trường Cao đẳng Nghề từ t9/2007 - 9/2008; các hợp đồng tiếp theo 9/2008 - 9/2009; 2009 - 2010 (mỗi năm ký một hợp đồng khác)

 - Từ năm học 2010 - 2011 ký hợp đồng dài hạn và có đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc đến hiện tại.

.- Đến năm 2012 tôi có quyết định là giáo viên thuộc biên chế nhà trường (không tập sự) và tính thời hạn mức nâng lương từ tháng 10 năm 2010. Hiện tại tôi đang nhận mức lương bậc 3/9 từ tháng 10/2015 (nâng lương trước thời hạn 1 năm).

- Tháng 12 năm 2013 được bổ nhiệm là phó phòng công tác sinh viên và vẫn dạy môn giáo dục thể chất theo tiêu chuẩn qui định (thông tư 09/2008 bộ LĐTBXH).

Vậy, tính đến thời điểm này tôi có được giải quyết chế độ Thâm niên nhà giáo không?

- Trường hợp thứ 2: Một giáo viên khác năm 2004 được nhà trường ký hợp đồng 1 năm, năm 2005 được ký hợp đồng lại để giảng dạy. Đến năm học 2006 trở đi được ký hợp đồng 68 cho đến nay. Vậy, giáo viên này có được hưởng chế độ thâm niên không.

- Các trường hợp khác: Theo thông tư 09/2008 của Bộ Lao động thương binh và xã hội:

+ Điểm 2 Mục I có nêu đối tượng áp dụng …

+ Điểm 3b Mục II nói về tiêu chuẩn giờ giảng tối thiểu cho cán bộ quản lý là: Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phó phòng và nhân viên phòng đào tạo bắc buộc phải dạy theo tiêu chuẩn giờ dạy.

Vậy: Căn cứ Khoản 3b điều I Thông tư liên tịch 68/2011 và  Khoản 1, 2 điều I thông tư liên tịch điều chỉnh, bổ sung số 29/2015 của BGDĐT-BLĐTBXH-BNV-BTC  thì các cán bộ này có được hưởng chế độ thâm niên nhà giáo không?

Cụ thể ở trường hợp cá biệt tiêu biểu như sau: Vào công tác tại trường năm 2004 thông qua thi tuyển công chức (chuyên viên phòng đào tạo). Năm 2006 vừa làm công tác phòng đào tạo vừa đảm nhiệm giáo viên dạy Môn Anh văn (cử nhân ngoại ngữ Anh văn). Năm 2008 thông tư 09/2008 BLĐTBXH được ban hành (thời điểm này là Phó phòng Đào tạo). Vậy cho hỏi Quý công ty. Trường hợp này có được hưởng chế độ thâm niên Nhà giáo không? Rất mong công ty Luật Minh Gia giải đáp, hướng dẫn để chúng tôi có cơ sở bảo vệ quyền lợi bản thân mình (nếu có). Chân thành cám ơn quý công ty.

Trả lời: Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:

Thứ nhất, về phụ cấp thâm niên của bạn.

Theo quy định tại Điều 2 nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo quy định về điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:

1. Điều kiện được tính hưởng phụ cấp thâm niên

Nhà giáo có thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm (60 tháng) thì được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

2. Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục;

b) Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian quy định tại điểm a khoản này để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu;

b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử.

Thời gian giảng dạy giáo dục trong các cơ sở giáo dục được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH bao gồm: thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập; Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập);

Tính bây giờ, thời gian giảng dạy của bạn đủ 05 năm lên bạn đủ điều kiện được hưởng phụ cấp thâm niên.

Thứ hai, về đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

Theo quy định tại Điều 1 nghị định 54/2011/NĐ-CP, được hướng dẫn cụ thể tại  Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC-BLĐTBXH, được sửa đổi bổ sung tại TTLT số 29/2015 của BGDĐT-BNV-BLĐTBXH quy định về đối tượng và phạm vi áp dụng thanh toán phụ cấp thâm niên như sau:

1. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật).

2. Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

3. Đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

a) Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này phải được xếp vào các ngạch viên chức ngành giáo dục và đào tạo (các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15);

b) Các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều này không nhất thiết phải xếp vào các ngạch viên chức thuộc ngành giáo dục và đào tạo như quy định tại điểm a khoản này.

Đối tượng làm việc theo hợp đông 68/2000/NĐ-CP không thuộc đối tượng và phạm vi trên nên không được hưởng phụ cấp thâm niên.

Về trường hợp theo thông tư 09/2008/TT-BLĐTBXH, tham khảo quy định trên có thể thấy chỉ những giáo viên giảng dạy giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn, tàu huấn luyện của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập mới không bắt buộc phải có các ngạch có 2 chữ số đầu của mã số ngạch là 15. Trường hợp của bạn, người công chức này giảng dạy Anh văn tại trường, không phải tại các phòng thí nghiệm, xưởng, trạm trại của trường nên nếu không mang mã ngạch giáo dục có đầu mã ngạch 15 thì không được hưởng phụ cấp thâm niên.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo