Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện và mức hưởng lương hưu?

Mong luật sư xem giùp tôi bảng tính lương hưu của tôi như sau có đúng không: Tôi là nam, năm nay 52 tuổi đã tham gia đóng bảo hiểm được 22 năm (tôi làm cho doanh nghiệp nước ngoài). Hiện tại vì công việc không phù hợp nên tôi tính xin nghỉ và muốn hưởng lương hưu: mức lương đóng bảo hiểm 10 năm (120 tháng) cuối của tôi là 550.000.000vnd;

 

- Vậy một tháng là: 550.000.000/120 tháng = 4.583.333vnd/1 tháng; - Tôi nhận 45% của 15 năm là: 2.062.500vnd; Còn 7 năm mỗi năm x 2% = 14% là: 641.667vnd. Tổng cộng tôi được nhận là: 2.062.500 + 641.667 = 2.704.167vnd. Nhưng tôi còn thiếu 8 tuổi thì bị trừ 8% là: 216.333vnd và Thực lãnh khi 52 tuổi là: = 2.704.167 - 216.333 = 2.487.833vnd. Tôi xin cảm ơn.

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 54:

 

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

 

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

 

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

 

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

 

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

...”

 

Theo đó, có thể thấy bạn chưa đáp ứng đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí.

 

Và Điều 16 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng lương hưu do suy giảm khả năng lao động được xác định như sau:

 

“Điều 16. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

 

Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

1. Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80% và đảm bảo điều kiện về tuổi đời theo bảng dưới đây:

 

Năm nghỉ hưởng lương hưu

Điều kiện về tuổi đời đối với nam

Điều kiện về tuổi đời đối với nữ

2016

Đủ 51 tuổi

Đủ 46 tuổi

2017

Đủ 52 tuổi

Đủ 47 tuổi

2018

Đủ 53 tuổi

Đủ 48 tuổi

2019

Đủ 54 tuổi

Đủ 49 tuổi

Từ 2020 trở đi

Đủ 55 tuổi

Đủ 50 tuổi

...”

 

Như vậy, trong trường hợp của bạn chưa đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí thông thường cũng như hưởng chế độ hưu trí do suy giảm khả năng lao động.

 

Còn đối với mức hưởng chế độ hưu trí thì cần phải tùy thuộc vào thời gian bạn nghỉ là thời điểm nào? Nếu đến năm 20222 trở đi bạn mới đủ điều kiện để hưởng chế độ hưu trí thì 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bạn được hưởng 45% mức bình quân tiền lương, sau đó cứ thêm mỗi năm sẽ được tính thêm 2% mức bình quân tiền lương (Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

 

Mức bình quân tiền lương đối với người làm việc theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được thực hiện theo Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH:

 

“2. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội được điều chỉnh theo quy định tại khoản” 

 

-------------

Câu hỏi thứ 2 - NLĐ xin nghỉ không lương trước khi nghỉ việc không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

 

Xin chào, nhờ tư vấn giúp em. Bên em có 1 trường hợp xin nghỉ không hưởng lương từ 01/07/2017. Bên cty e cắt bảo hiểm và chốt số từ 01/07/2017. Đến 30/10/2017 người này viết đơn xin nghỉ việc luôn. Phía cogn6 ty đã làm quyết định thôi việc, trong quyết định có ghi rõ là nghỉ không lương từ 01/07/2017 đến 30/10/2017. Nhưng khi đi nộp hồ sơ để nhận thất nghệp thì lại không được " do cắt bảo hiểm từ 01/07/2017 đã quá thời hạn 3 tháng theo quy định". Cho em hỏi Cơ quan bảo hiểm làm như vậy đã đúng chưa? Vì theo quy định chỉ nói là trong 3 tháng sau ngày có quyết định thôi việc chứ ko nói là trong 3 tháng từ ngày thôi đóng bảo hiểm. Mong nhận được hồi âm từ phía luật sư Xin cảm ơn

 

Trả lời: 

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013 về Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp:

 

"Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;

3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;

4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;

b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;

c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;

đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Chết".

 

Như vậy, đối tượng hưởng thất nghiệp phải là người lao động đang đóng BHTN và có đủ các điều kiện nêu tại Điều 49 Luật việc làm, người lao động đang đóng BHTN được xác định theo Khoản 2 Điều 12 Nghị định 28/2015/NĐ-CP:

 

"2. Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp và được tổ chức bảo hiểm xã hội xác nhận. Tháng liền kề bao gồm cả thời gian sau:

a) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc nghỉ việc hưởng chế độ thai sản hoặc ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị mà hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động có tháng liền kề trước thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc mà tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã giao kết theo quy định của pháp luật không hưởng tiền lương tháng tại đơn vị".

 

Trường hợp anh/chị nghỉ không hưởng lương 3 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ, nếu như có xác nhận về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ thì vẫn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp.

 

Trân trọng!

P. Tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo