Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều kiện và cách xác định điều kiện hưởng chế độ thai sản.

Luật sư tư vấn về điều kiện và cách xác định thời gian tính làm điều kiện hưởng chế độ thai sản. Cụ thể như sau: Chào luật sư, cho mình hỏi: Vợ mình sinh con lần thứ 2. Vợ mình dự kiến sinh vào 2/11/2016 hiện vợ mình đã đóng bảo hiểm tháng 11/2015 và dự tính đóng tiếp từ tháng 5/2016 đến khi sinh vậy có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không.

 

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

 

>> Điều kiện hưởng thai sản theo Luật BHXH

 

Theo đó, vợ bạn dự sinh vào 11/2016, như vậy tính từ tháng 11/2015 đến tháng 10/2016 vợ bạn đóng được 7 tháng BHXH, như vậy đã đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.

 

---------------------------

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Thời gian đóng BHXH bị gián đoạn thì có được hưởng chế độ thai sản không

 

kính gửi công ty Luật Minh Gia.Em có một vấn đề thắc mắc muốn công ty Luật Minh GIa tư vấn giúp em.đó là năm 2006 em có vào làm công nhân cho một nhà mày gạch được 3 năm và ở đó em đã được đóng bảo hiểm,nhưng đến năm 2010 em xin đi học trung cấp, công ty chấp nhận cho em đi học, học song 2 năm em đi làm ở phòng khám tư nhân.Trong thời gian em đi học và đi làm thì em không đóng bảo hiểm ở công ty, và nơi làm việc mới của em cũng không đóng bảo hiểm cho nhân viên.Em lấy chồng sinh được một cháu thì em ko được nhận tiền thai sản vì em nghỉ mình không làm ở công ty nữa thì không được tiền.giờ em muốn sinh cháu thứ hai thì em có được nhận tiền thai sản ở công ty cũ nữa hay không? và giờ em muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì em có phải đén công ty cũ xin sổ bảo hiểm ko? em rất mong công ty Luật Minh Gia giúp em những thắc mắc này.Em xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:

 

>> Điều kiện hưởng chế độ thai sản năm 2016

 

Thực tế trường hợp của bạn, do bạn không nói rõ các mốc thời gian nên nếu việc đóng bảo hiểm xã hội bị gián đoạn (đi học, đi làm, sinh con) thì khả năng lớn là bạn không đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

 

Đối với việc tham gia BHXH tự nguyện, bạn cần chốt sổ ở công ty cũ, sau đó đến cơ quan bảo hiểm quận huyện nơi mình cư trú để đăng ký đóng BHXH tự nguyện.

 

------------------

Câu hỏi thứ 3 - Hỏi tư vấn về cách tính BHXH

 

Cụ thể là từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 tôi đóng là: 2.710.000. Tháng 1/2014 đến tháng 1/2014 tôi đóng là: 3.113.000. Tháng 2/2014 đến tháng 07/2014 tôi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Tháng 8/2014 đến tháng 12/2014 tôi đóng là: 3.113.000. Tháng 1/2015 đến tháng 9/2015 tôi đóng là: 3.563.000. Công ty mới tôi vào từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017 tôi đóng là: 4.020.000. Tôi nghỉ hưởng chế độ từ tháng 1/2017 đến tháng 6/2017 vì không có người chông con tôi xin nghỉ hẳn ở nhà. Vậy tôi nhờ luật sư tính dùm tôi với ạ! Tôi xin chân thành cảm ơn !

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng lựa chọn tư vấn bởi Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

 

Theo thông tin bạn cung cấp về quá trình bạn tham gia BHXH thì có thể hiểu bạn đang muốn chúng tôi tính BHXH một lần giúp bạn. Cách tính BHXH một lần được quy định tại Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

 

"2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

 

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

 

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

 

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội."

 

Khoản 4 Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: 

 

"4. Khi tính mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội có tháng lẻ thì từ 01 tháng đến 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 tháng đến 11 tháng được tính là một năm."

 

Khoản 2 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH đối với NLĐ:

 

"Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định quy định tại khoản 2 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 2 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

 

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội

Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

 

​​Khoản 1 Điều 2 Thông tư 35/2018 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH :

 

"1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:

 

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm

=

Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm

x

Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng

 

Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:

 

Bảng 1:

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Mức điều chỉnh

4,72

4,01

3,79

3,67

3,41

3,26

3,32

3,33

3,20

3,10

2,88

2,66

2,47

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

Mức điều chỉnh

2,28

1,86

1,74

1,59

1,34

1,23

1,15

1,11

1,10

1,07

1,04

1,00

1,00

 

Từ các quy định trên, đối chiếu với trường hợp của bạn: Bạn tham gia BHXH từ tháng 1/2013 đến tháng 9/2015 ở một công ty, và từ tháng 1/2016 đến tháng 6/2017 tại một công ty khác nên tổng thời gian bạn tham gia BHXH là 4 năm 3 tháng (thời gian bạn nghỉ việc hưởng chế độ thai sản vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH). 

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của bạn được tính như sau:

 

Mbqtl = (2.710.000 x 12 x 1.15 + 3.113.000 x 12 x 1.11 + 3.563.000 x 9 x 1.1 + 4.020.000 x 12 x 1.07 + 4.020.000 x 6 x 1.04) : 51 = 3.741.930 

 

Bạn có thời gian tham gia BHXH trước năm 2014 là 2 năm, mỗi năm được 1,5 mức bình quân tiền lương, do đó số tiền BHXH bạn nhận được trước năm 2014: 2 x 1.5 x 3.741.930 = 11.225.790 đồng.

 

Bạn có thời gian tham gia BHXH từ năm 2014 trở đi là: 2 năm 3 tháng nên được làm tròn là 2.5 năm, mỗi năm được 2 tháng mức bình quân tiền lương, do đó số tiền BHXH bạn nhận được từ năm 2014 trở đi: 2.5 x 2 x 3.741.930 = 18.709.650 đồng.

 

Vậy tổng số tiền BHXH một lần bạn nhận được là: 11.225.790 + 18.709.650 = 29.935.440 đồng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng 

Phòng Luật sư tư vấn Bảo hiểm xã hội - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo