LS Nguyễn Phương Lan

Điều kiện và cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu

Nhờ luật sư tư vấn về điều kiện và cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu. Nội dung tư vấn như sau: Tôi là công chức ub xã nay đến tuổi nghỉ hưu mà số năm đóng BHXH chưa đủ 20 năm tôi muốn tham gia tiếp BHXH tự nguyện để đủ năm hưởng chế độ hưu, vậy hàng tháng tôi phải đóng bao nhiêu? do cách tính Lmin, m, 50.000 là gì tôi chưa hiểu rõ cho lắm xin được tư vấn rõ hơn Lmin là gì, m là gì và 50.000 là gì? Cám ơn.

 

>> Tư vấn pháp luật Bảo hiểm xã hội, gọi: 1900.6169

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Theo quy định tại Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội2014 quy định về điều kiện hưởng lương hưu như sau:

 

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

 

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

 

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

 

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

 

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

 

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.”

 

Như vậy, nếu bạn chưa đáp ứng đủ một trong hai điều kiện về độ tuổi hoặc số năm đóng bảo hiểm xã hội thì bạn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm hoặc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nếu thuộc một trong những đối tượng theo quy định tại Điều 8 Quyết định 595/QĐ-BHXH:

 

“Điều 8. Đối tượng tham gia theo quy định tại Điều 2 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

 

1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của pháp luật về BHXH, bao gồm:

 

1.1. Người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 03 tháng trước ngày 01/01/2018; người lao động làm việc theo HĐLĐ có thời hạn dưới 01 tháng từ ngày 01/01/2018 trở đi;

 

1.2. Người hoạt động không chuyên trách ở thôn, ấp, bản, sóc, làng, tổ dân phố, khu, khu phố;

 

1.3. Người lao động giúp việc gia đình;

 

1.4. Người tham gia các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không hưởng tiền lương;

 

1.5. Xã viên không hưởng tiền lương, tiền công làm việc trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

 

1.6. Người nông dân, người lao động tự tạo việc làm bao gồm những người tự tổ chức hoạt động lao động để có thu nhập cho bản thân và gia đình;

 

1.7. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi đời nhưng chưa đủ điều kiện về thời gian đóng để hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về BHXH;

 

1.8. Người tham gia khác.

 

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến BHXH tự nguyện.”

 

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hàng tháng sẽ do bạn lựa chọn và đóng theo công thức như sau:

 

Điều 10 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

 

“Điều 10. Mức đóng theo quy định tại Điều 87 Luật BHXH và các văn bản hướng dẫn thi hành, cụ thể như sau:

 

1. Mức đóng hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện như sau:

 

Mdt = 22% x Mtnt

 

Trong đó:

 

- Mdt: Mức đóng BHXH tự nguyện hằng tháng.

 

- Mtnt: mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

 

Mtnt = CN + m x 50.000 (đồng/tháng)

 

Trong đó:

 

- CN: Mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn tại thời điểm đóng (đồng/tháng).

 

- m: Tham số tự nhiên có giá trị từ 0 đến n.

 

Mức thu nhập tháng người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn, cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

 

Ví dụ 4: Bà A nêu ở ví dụ 1 đăng ký tham gia BHXH tự nguyện với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng. Mức đóng BHXH tự nguyện tháng 4/2017 của bà A sẽ là 880.000 đồng (22% x 4.000.000 đồng).

 

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

 

Ví dụ 5: Bà A nêu ở ví dụ 1, đến tháng 4/2017 bà A đăng ký tham gia BHXH tự nguyện vẫn với mức thu nhập tháng lựa chọn là 4.000.000 đồng/tháng nhưng theo phương thức đóng 06 tháng một lần. Mức đóng BHXH tự nguyện 6 tháng của bà A sẽ là 5.280.000 đồng (6 tháng x 880.000 đồng/tháng).

...”

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều kiện và cách tính bảo hiểm xã hội tự nguyện để được hưởng lương hưu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến - 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng. 

Chuyên viên Phương Lan - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo