Luật sư Phùng Gái

Điều kiện hưởng ưu đãi giáo dục theo thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH?

Câu hỏi tư vấn: Kính thưa luật sư. Em sinh năm 1983, hiện em đang học Đại học Dược liên thông hệ chính quy từ trung cấp lên.


Thứ nhất: trong khỏang thời gian từ năm 2011_2013 em học trung cấp dược nhưng chưa được hưởng ưu đãi giáo dục ( cha em là thương binh 4/4). Vậy bây giờ em có thể truy lãnh được không?

Thứ hai: hiện tại em đã liên hệ với sở LĐTB XH để làm thủ tục hưởng ưu đãi sinh viên đại học thì được trả lời là em học không liên tục , hê liên thông và quá tuổi hưởng ưu đãi. Vậy có đúng không ạ?

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Thông tư số 36/2015/TT –BLĐTBXH

Điều 2. Đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi
1. đào tạo được áp dụng đối với học sinh, sinh viên là:

a) Con của người có công với cách mạng quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là học sinh) đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với các học viên học theo chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục phổ thông);

b) Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là sinh viên) theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học);

Điều 3. Chế độ ưu đãi

1. Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng năm.

2. Chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng.

Các mức trợ cấp được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 20/2015/NĐ-CP  ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ quy định mức trợ cấp, phụ cấp đối với người có công với cách mạng.


Điều 7. Phương thức chi trả

1. Cơ quan thực hiện chi trả
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý, tổ chức chi trả trợ cấp cho học sinh, sinh viên thuộc diện ưu đãi.

2. Thời gian chi trả

a) Trợ cấp ưu đãi hàng năm: chi trả vào đầu năm học hoặc đầu khóa học

Chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh

Chi trả vào tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên

Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hàng năm thì được truy lĩnh;

b) Trợ cấp ưu đãi hàng tháng: chi trả 02 lần trong năm

Lần 1 chi trả vào tháng 10, tháng 11 đối với học sinh hoặc tháng 11, tháng 12 đối với sinh viên

Lần 2 chi trả vào tháng 3, tháng 4

Trường hợp học sinh, sinh viên chưa nhận trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì được truy lĩnh.


Như vậy, bạn thuộc đối tượng hưởng ưu đãi giáo dục nhưng chưa làm thủ tục hưởng thì được truy lĩnh để hưởng.

-Thứ hai, bạn vẫn sẽ được hưởng ưu đãi sinh viên mặc dù bạn học không liên tục  hệ liên thông. Cụ thể: quy định của Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/5/2014 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP về đối tượng áp dụng không quy định phải học liên thông liên tục, các đối tượng thuộc diện miễn, giảm học phí chỉ cần học liên thông theo hình thức đào tạo chính quy là được xem xét để miễn, giảm học phí.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Điều kiện hưởng ưu đãi giáo dục theo thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV P.Gái –công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo