LS Hoài My

Điều kiện hưởng chế độ hưu trí đối với lao động nam.

Chế độ hưu trí là một trong những mục tiêu cơ bản của chính sách bảo hiểm xã hội. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội cần đáp ứng những điều kiện gì để được hưởng lương hưu?

Bạn hoặc người thân của bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm và muốn hưởng chế độ lương hưu, nhưng lại chưa biết bản thân đủ điều kiện về hưu hay chưa. Thủ tục hưởng hưu như nào? Vậy bạn hãy liên hệ với Luật Minh Gia bằng cách đặt câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169, chúng tôi sẵn sàng giải đáp giúp quý bạn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống Luật Minh Gia tư vấn sau đây:

Nội dung tư vấn: Xin chào Công ty tư vấn Luật Minh Gia. Qua trang mạng, tôi được biết Công ty tư vấn Luật Minh Gia có tiếng tăm và có tư vấn cho mọi người về các trường hợp về hưu và hưởng chế độ BHXH theo Luật BHXH năm 2014. Nên hôm nay tôi muốn hỏi về trường hợp về hưu của mình như sau: Tôi tên Nguyễn Ngọc Q sinh ngày 01/3/1960 hiện đang làm công ty tư nhân ở Q2 TPHCM, HKTT của tôi: xã A, huyện Thống Nhất, Đồng Nai. Tính đến 01/3/2020 là tôi đủ 60 tuổi. Do trước đây làm ở ngành Giáo dục và Xây dựng, tôi nghỉ và đã lãnh BHXH 1 lần từ năm 2006. Nên tính đóng BHXH ở công ty mới này thì đóng từ tháng 3/2007 và tính đến hết tháng 2/2020 thì tôi đóng được đúng 13 năm BHXH.

1) Như vậy nếu tôi đóng BHXH tự nguyện thêm cho đủ điều kiện được hưởng chế độ về hưu. Theo điểm a khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014 thì LĐ nam nghỉ hưu năm 2020 là 18 năm thì Tôi phải đóng thêm 5 năm hay 7 năm BHXH tự nguyện nữa ?

2) Nếu tôi đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 5 năm đóng BHXH với mức đóng hàng tháng là 6.000.000đ thì tôi phải đóng bao nhiêu tiền? Nghe nói đóng 1 lần thì BHXH Huyện sẽ tính thêm lãi gì đó? Và nếu có tính lãi thì tổng cộng phải đóng bao nhiêu tiền. Nếu tôi phải đóng BHXH tự nguyện 1 lần cho 7 năm đóng BHXH với mức đóng hàng tháng là 6.000.000đ thì Tôi phải đóng bao nhiêu tiền? Nếu có tính lãi thì tổng cộng phải đóng bao nhiêu tiền. Thủ tục về làm lương hưu và đóng BHXH tự nguyện là liên hệ BHXH Huyện Thống Nhất Đồng Nai hay ở đâu?

Rất mong được công ty Luật Minh Gia tư vấn để tôi xem xét lựa chọn phù hợp mức đóng BHXH tự nguyện hàng tháng cho phù hợp khả năng tài chính. Trân trọng cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Thứ nhất, điều kiện hưởng chế độ hưu trí với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Theo khoản 1, 2 Điều 4 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định về Chế độ hưu trí đối với người trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

“1. Thời gian tính hưởng chế độ hưu trí đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trước đó có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện, không bao gồm thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có thời gian tính hưởng chế độ hưu trí từ đủ 20 năm trở lên, trong đó có dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì Điều kiện về tuổi đời hưởng lương hưu là nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi”.

Như vậy, điều kiện hưởng chế độ hưu trí đối với LĐ nam là nam từ đủ 60 tuổi và khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Theo thông tin bạn cung cấp, đến năm 2020 bạn đủ 60 tuổi và tham gia được 13 năm bảo hiểm xã hội. Bạn muốn hưởng chế độ hưu trí thì phải tham gia thêm 7 năm bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.

Còn quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật BHXH 2014 là quy định về Mức lương hưu hằng tháng. Trường hợp LĐ nam nghỉ hưu vào năm 2020 thì tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 18 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

Thứ hai, phương thức đóng và mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Tại Điều 87 Luật BHXH 2014 quy định:

“1. Người lao động quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

2. Người lao động được chọn một trong các phương thức đóng sau đây:

a) Hằng tháng;

b) 03 tháng một lần;

c) 06 tháng một lần;

d) 12 tháng một lần;

đ) Một lần cho nhiều năm về sau với mức thấp hơn mức đóng hằng tháng hoặc một lần cho những năm còn thiếu với mức cao hơn mức đóng hằng tháng so với quy định tại Điều này.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Và Điều 9 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định Phương thức đóng:

Phương thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 2 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

a) Đóng hằng tháng

b) Đóng 03 tháng một lần;

c) Đóng 06 tháng một lần;

d) Đóng 12 tháng một lần;

đ) Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm một lần;

e) Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm a, b, c, d và đ Khoản 1 Điều này cho đến khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này.

Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về Mức đóng:

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 ln mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

Theo quy định pháp luật nêu trên, đối với trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng 1 lần cho những năm còn thiếu để đủ 20 năm.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn còn thiếu 7 năm đóng bảo hiểm xã hội, bạn muốn đóng 1 lần cho 7 năm để đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức đóng một lần cho 7 năm còn thiếu được xác định theo công thức quy định tại khoản 4 Điều 9 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH như sau:

 “Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Khoản 4 Điều 10 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:

                                   Điều kiện hưởng chế độ hưu trí đối với lao động nam.

Trong đó:

- T2: Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu (đồng).

- Mi: Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện chọn tại thời Điểm đóng (đồng/tháng).

- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng).

- t: Số tháng còn thiếu, nhận một trong các giá trị từ 1 đến 120.

- i: Tham số tự nhiên có giá trị từ 1 đến t”.

Về nơi tham gia bảo hiểm: Bạn tham gia bảo hiểm xã hội và hưởng bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội cấp quận (huyện) nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo