Trần Diềm Quỳnh

Điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương?

Pháp luật quy định về điều kiện dự thi nâng ngạch của công chức như thế nào? Trình tự, thủ tục nâng ngạch ra sao? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến vấn đề này như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Cán bộ, công chức

Trong quá trình quản lý công chức, căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan, đơn vị; đồng thời, nhằm đảm bảo ngày càng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức nên pháp luật quy định về việc nâng ngạch công chức lên cao hơn so với ngạch đang giữ thông qua hình thức thi tuyển.

Tuy nhiên, để có thể nâng lên ngạch cao hơn, bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Do đó, nếu bạn có vướng mắc trong quá trình xác định điều kiện, trình tự, thủ tục nâng ngạch thì bạn cần phải tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật hoặc tham khảo ý kiến luật sư chuyên môn. Nếu bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến thi nâng ngạch bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn về điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương

Nội dung đề nghị tư vấn: Xin Công ty Luật Minh Gia cho tôi hỏi về điều kiện để được dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương, nội dung như sau: Hiện tại tôi đang công tác tại Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản Thái Nguyên, tôi trúng tuyển viên chức tháng 9/2009 đến tháng 3/2010 hết tập sự, hiện tại tôi đang hưởng hệ số 2.26 ngạch viên chức

Nữ hộ sinh trung học, hiện nay tôi đã hoàn thành khóa học tại chức ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, đầu tháng 2/2015 tôi được điều động từ phòng Khoa Nhi sang phòng Tổ chức hành chính... Tôi xin hỏi trường hợp của tôi có được chuyển sang ngạch chuyên viên hoặc tương đương không ạ? nếu được chuyển tôi cần đủ những điều kiện gì và thủ tục pháp lý ra sao? 

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

Điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương?

Điều kiện dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương

Trả lời: cảm ơn bạn đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Tại Điều 7 Thông tư 11/2014/TT-BNV Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành hành chính có quy định về ngạch chuyên viên như sau:

“Điều 7. Ngạch chuyên viên

1. Chức trách

Là công chức hành chính có yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ cơ bản về một hoặc một số lĩnh vực trong các cơ quan, tổ chức hành chính từ cấp huyện trở lên, có trách nhiệm tham mưu, tổng hợp và triển khai thực hiện chế độ, chính sách theo ngành, lĩnh vực hoặc địa phương.

2. Nhiệm vụ

a) Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, các quy định cụ thể để triển khai nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực; tham gia xây dựng cơ chế, các quyết định cụ thể của từng nội dung quản lý theo quy định của pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế;

b) Nghiên cứu giải quyết theo thẩm quyền hoặc tham mưu trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý các vấn đề cụ thể; phối hợp với các đồng nghiệp thực hiện các công việc có liên quan;

c) Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đề xuất các biện pháp để thực hiện các quy định hoặc quyết định quản lý đạt kết quả;

d) Tham gia kiểm tra, thu thập thông tin, thống kê, quản lý hồ sơ, lưu trữ tư liệu, số liệu nhằm phục vụ cho công tác quản lý nhà nước được chặt chẽ, chính xác, đúng nguyên tắc;

đ) Chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan và phối hợp với các công chức khác triển khai công việc, làm đúng thẩm quyền và trách nhiệm được giao;

e) Tổng hợp tình hình, tiến hành phân tích tổng kết, đánh giá hiệu quả công việc và báo cáo cấp trên;

g) Tập hợp ý kiến phản ánh của nhân dân về các vấn đề liên quan đến lĩnh vực được giao theo dõi để nghiên cứu đề xuất cấp trên. Trực tiếp thực thi thừa hành công vụ, nhiệm vụ và thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp trên giao.

3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

a) Nắm vững các quy định của pháp luật, chế độ chính sách của ngành, lĩnh vực và các kiến thức cơ bản về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ được giao;

b) Hiểu rõ các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý của nghiệp vụ thuộc phạm vi được giao; hiểu được những vấn đề cơ bản về khoa học tâm lý, khoa học quản lý; tổ chức khoa học quản lý;

c) Nắm rõ quy trình xây dựng các phương án, kế hoạch, các quyết định cụ thể và có kiến thức am hiểu về ngành, lĩnh vực được giao; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao nghiên cứu, tham mưu;

d) Có phương pháp nghiên cứu, tổng kết và đề xuất, cải tiến nghiệp vụ quản lý; có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có năng lực triển khai công việc bảo đảm tiến độ, chất lượng và hiệu quả;

đ) Am hiểu thực tiễn, kinh tế - xã hội về công tác quản lý đối với lĩnh vực được giao; nắm được xu hướng phát triển của ngành, lĩnh vực ở trong nước;

e) Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).

4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng

a) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với chuyên ngành đào tạo phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác;

b) Có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý nhà nước ngạch chuyên viên;

c) Có chứng chỉ ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 2 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc có chứng chỉ tiếng dân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu sử dụng tiếng dân tộc;

d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin”. 

Như vậy, căn cứ vào quy định như trên thì chị vẫn chưa đủ điều kiện để được dự thi nâng ngạch chuyên viên hoặc tương đương. Để hưởng ngạch chuyên viên hoặc tương đương chị phải tham dự thi nâng ngạch. Tuy nhiên, điều kiện phải là: Công chức dự thi nâng ngạch chuyên viên thì phải có thời gian giữ ngạch cán sự hoặc tương đương tối thiểu là 3 năm (36 tháng). Trường hợp đang giữ ngạch nhân viên thì thời gian giữ ngạch nhân viên hoặc tương đương tối thiểu là 5 năm (60 tháng).

>> Luật sư tư vấn quy định về chế độ lao động, gọi: 1900.6169

-----------------

Câu hỏi thứ 2 - Xếp lương khi chuyển đổi chức danh nghề nghiệp quy định thế nào?

Tôi đã vào biên chế ngành thư viện ở trường tiểu học với hệ số lương là 2.66 (tháng 4/2018 lên 2.86) Hiện tại tôi đã có bằng trung cấp sư phạm tiểu học. Vậy xin hỏi luật sư, trong trường hợp tôi được xét chuyển loại viên chức ( theo đúng quy định pháp luật) từ chức danh trung cấp thư viện sang giáo viên tiểu học vào năm 2017 này thì mức lương của tôi có quay về khởi đầu bên giáo viên tiểu học là 1,86 không? Vì bạn tôi cũng trong trường hợp này phải quay lại mốc đầu là 1,86. Tôi nghĩ như vậy là quá thiệt thòi vì vậy mong quý luật sư tư vấn cụ thể, rõ ràng giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn cụ thể như sau:

Theo thông tin chị cung cấp thì chị đang là nhân viên thư viện, có bằng trung cấp sư phạm tiểu học và muốn chuyển sang làm giáo viên tiểu học, trường hợp này được gọi là chuyển đổi chức danh nghề nghiệp. Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 12/2012/TT-BNV: 

"1. Việc xét chuyển từ chức danh nghề nghiệp này sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức phải bảo đảm các điều kiện sau:

a) Viên chức được bố trí sang vị trí việc làm mới có yêu cầu chức danh nghề nghiệp chuyên ngành khác cùng hạng vi chức danh nghề nghiệp đang đảm nhiệm;

b) Viên chức đáp ứng đúng tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp mới.

2. Việc xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng đối với viên chức được tiến hành như sau:

a) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức xem xét các văn bằng, chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của viên chức; kiểm tra, sát hạch về hiểu biết, về chuyên môn, nghiệp vụ và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới bằng hình thức phỏng vấn hoặc thực hành;

b) Nếu viên chức đáp ứng đủ tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp tương ứng với vị trí việc làm mới thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập ra quyết định bổ nhiệm theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp mới.

3. Khi xét chuyển sang chức danh nghề nghiệp khác cùng hạng không kết hợp nâng bậc lương đối với viên chức".

Như vậy, để được chyển đổi chức danh nghề nghiệp thì viên chức phải đáp ứng các điều kiện tại Khoản 1 Điều 6 nêu trên, ngoài ra, việc chuyển đổi chức danh nghề nghiệp cần phải căn cứ vào vị trí việc làm và nhu cầu của đơn vị. Chị có thể làm đơn đề nghị xét chuyển chức danh nghề nghiệp gửi lên Thủ trưởng đơn vị để được xem xét chuyển đổi chức danh nghề nghiệp.

Việc xếp lương khi chuyển đổi chức danh nghề nghiệp, chị tham khảo bài viết: Quy định về việc xếp lương khi viên chức chuyển đổi chức danh nghề nghiệp

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo