Vũ Thanh Thủy

Điều kiện để hưởng trợ cấp mất sức lao động

Luật sư tư vấn về điều kiện để hưởng trợ cấp mất sức lao động, đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng, mức hưởng trợ cấp mất sức lao động và các vấn đề pháp lý liên quan đến vấn đề này theo quy định của pháp luật. Nếu có vướng mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ với Luật Minh Gia để được hỗ trợ tốt nhất.

1. Tư vấn về hưởng chế độ mất sức lao động.

Chế độ mất sức lao động là một trong những chế độ có ý nghĩa trong bảo đảm công bằng xã hội, có ưu đãi đối với những người đã có nhiều cống hiến cho đất nước, bảo đảm mối tương quan với các chế độ khác trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và mối quan hệ giữa các đối tượng được ưu đãi. Vậy điều kiện để hưởng trợ cấp mất sức lao động được pháp luật quy định như thế nào ? Nếu bạn gặp vấn đề này nhưng không có thời gian tìm hiểu quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ đến công ty Luật Minh Gia, luật sư sẽ tư vấn cho bạn những nội dung sau:

+ Đối tượng hưởng trợ cấp mất sức lao động ;

+ Điều kiện để hưởng trợ cấp mất sức lao động ;

+ Mức hưởng trợ cấp mất sức lao động ;

2. Điều kiện để hưởng trợ cấp mất sức lao động

Câu hỏi:

Về nghỉ theo Nghị quyết số 16/NQ ngày 08 tháng 2 năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng và được hưởng chế độ mất sức lao động dài hạn, có được hưởng chế độ suốt đời hay không? Bà H, sinh năm 1942 và có thời gian tham gia cách mạng từ tháng 04/1968 cho đến năm 1981. Sau 15 năm (chưa tính qui đổi) công tác ở địa bàn ác liệt trong những năm chiến tranh phá hoại của Đế Quốc Mỹ;

Do sức khỏe yếu, bà được đơn vị cho nghỉ hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết số 16/NQ ngày 08/02/1982 của Hội đồng Bộ trưởng và được Giám đốc Sở Thương binh và Xã hội tỉnh cấp sổ Trợ cấp hàng tháng kể từ ngày 03/11/1983 (thuộc diện được hưởng trợ cấp MSLĐ dài hạn). Bà hỏi: Như vậy, bà có đối tượng được hưởng chế độ MSLĐ suốt đời hay không và nếu có thì căn cứ vào văn bản pháp luật nào?Trân trọng cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bà được hưởng chế độ mất sức lao động theo Nghị quyết số 16/NQ năm 1982 của Hội đồng Bộ trưởng, theo đó tại khoản 3 Mục III của nghị quyết trên quy định:

"Đối với công nhân, viên chức trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, sức khoẻ yếu, nếu chưa đủ điều kiện về thời gian công tác để hưởng chế độ hưu trí, nhưng đã có đủ 15 năm công tác liên tục thì cho nghỉ việc, hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động dài hạn."

Theo quy định trên thì bà H sẽ được hưởng chế độ trợ cấp mất sức lao động dài hạn, nhưng tại Nghị quyết này không nêu rõ thời gian hưởng trợ cấp trong bao lâu. 

Ngày 1/3/1990, Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 60/HĐBT về việc sửa đổi chế độ trợ cấp đối với công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động. Trong đó, tại Điều 1 của Quyết định 60/HĐBT quy định: "Từ nay tất cả công nhân viên chức nghỉ việc vì mất sức lao động theo quy định tại Điều 14 Nghị định số 236-HĐBT ngày 18-9-1985 của Hội đồng Bộ trưởng được hưởng trợ cấp hàng tháng bằng 1/2 thời gian công tác đã quy đổi."

Đối tượng chịu sự điều chỉnh tại Điều 1 Quyết định 60/HĐBT bao gồm công nhân, viên chức Nhà nước, bao gồm cả công nhân viên chức quốc phòng và công nhân ngành công an đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng trước ngày 9-10-1989 (ngày ban hành quyết định số 176-HĐBT). 

Như vậy, thời gian hưởng trợ cấp mất sức lao động được quy định chi tiết bằng ½ thời gian công tác đã quy đổi, nhưng lưu ý một số đối tượng đặc biệt sau khi hết thời hạn hưởng trợ cấp được tiếp tục hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. Cụ thể, những đối tượng đặc biệt sau đây, sau khi đã hết hạn trợ cấp theo quy định tại Điều 1 Quyết định 60/HĐBT được tiếp tục trợ cấp mất sức lao động hàng tháng:

- Anh hùng Lao động, Anh hùng Lực lượng vũ trang.

- Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh được xếp hạng thương tật.

- Những người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp được xếp hạng thương tật.

- Những người bị mất sức lao động từ 81% trở lên.

- Những người khi về nghỉ việc đã hết tuổi lao động (năm đủ 60, nữ đủ 55 tuổi).

- Những người không nơi nương tựa và không có nguồn thu nhập.

Do đó, đối chiếu với các quy định trên nếu bà H thuộc một trong những đối tượng này thì sẽ tiếp tục được hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng sau khi đã hết hạn hưởng trợ cấp theo quy định tại Điều 1 Quyết định 60/HĐBT.

Ngược lại, nếu bà H không thuộc các đối tượng được quy định tại điều trên, nếu đã hết thời gian hưởng trợ cấp thì sẽ thôi hưởng trợ cấp từ ngày 1/7/1990.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo