Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Điều chuyển lao động làm công việc khác trái quy định của pháp luật xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi hiện đang làm nhân viên phụ trách IT tại công ty X. Vào khoảng 15h30 ngày 18/7/2016 Đầu tháng 8, giám đốc gọi tôi cùng với nhân viên thủ kho và phụ trách phòng tcns-hc nói chuyển tôi sang làm photocopy còn nhân viên thủ kho thì sang phụ trách IT(mặc dù nhân viên này không có chuyên môn này) mà không nói lý do gì.

Ngày 19/72016 thì ban hành quyết định điều chuyển này. Thưa công ty luật Minh Gia, tôi muốn hỏi trong trường hợp như hiện tại công ty có quyền điều chuyển không?. Và nếu tôi không nhận điều chuyển thì công ty sẽ xử lý trường hợp cuả tôi như thế nào. Rất mong Công ty quan tâm và tư vấn giúp tôi . Tôi xin chân thành cảm ơn.

 
 
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 31 Bộ luật lao động 2012 quy định về trường hợp người sử dụng lao động chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:

 

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định

 

Điều này được hướng dẫn tại Điều 8 nghị định 05/2015/NĐ-CP, cụ thể:

 

Người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động tại Khoản 1 Điều 31 của Bộ luật Lao động được quy định như sau: 



1. Người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 

a) Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; 

b) Áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; 

c) Sự cố điện, nước; 

d) Do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. 

2. Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động. 

3. Người sử dụng lao động đã tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động đủ 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, nếu tiếp tục phải tạm thời chuyển người lao động đó làm công việc khác so với hợp đồng lao động thì phải được sự đồng ý của người lao động bằng văn bản. 

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại Khoản 3 Điều này mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Khoản 1 Điều 98 của Bộ luật Lao động.

 

Như vậy, khi điều chuyển người lao động  sang công việc khác so với hợp đồng lao động, công ty phải thuộc một trong các trường hợp luật định và được điều chuyển không quá 60 ngày cộng dồn trong năm. Nếu vượt qua số ngày trên buộc phải có sự đồng ý của người lao động. Vậy nên khi công ty không có lý do mà điều chuyển Anh/chị sang công việc khác không đúng với công việc trong hợp đồng, không có sự đồng ý của Anh/chị, Anh/chị có thể làm đơn khiếu nại trực tiếp đến công ty yêu cầu công ty trả lời bằng văn bản trường hợp của bạn. Nếu công ty không giải quyết hoặc trả lời không thỏa đáng, Anh/chị có thể gửi đơn đên Phòng Lao động thương binh xã hội yêu cầu giải quyết tranh chấp.

 

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo