Lò Thị Loan

Công ty thay đổi cơ cấu phải cho NLĐ nghỉ việc thì NLĐ có được bồi thường không?

Hầu hết chúng ta thường biết rằng người lao động sẽ chỉ bị người sử dụng lao động cho nghỉ việc trong một số ít trường hợp. Trong một số trường hợp đó người sử dụng lao động phải thông báo trước cho người lao động. Vậy trường hợp người sử dụng lao động cho người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu công nghệ nhưng không báo trước thì đúng theo quy định của pháp luật không? Đồng thời công ty phải chịu trách nhiệm gì nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật?

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi. Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:

Nội dung tư vấn: Kính chào luật sư. Xin tư vấn giúp tôi, tôi có làm việc cho 1 công ty Singapore, từ tháng 3 đến giờ, công ty mới thông báo tôi hôm qua là sẽ tái cơ cấu công ty và đóng cửa công ty và cho nghỉ việc và đề nghị tôi làm freelance cho công ty với mức lương 5tr /1 tháng nhưng tôi từ chối. Công ty kinh doanh không hiệu quả nhưng mới tăng vốn đều lệ để tái cơ cấu. Vậy trường hợp của tôi, có thể khiếu nại để đòi bồi thường không? Tôi chưa nhận được văn bản hay ký bất kỳ giấy tờ gì. Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, công ty thay đổi cơ cấu dẫn đến phải cho người lao động nghỉ việc.

Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, công ty bạn có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với lý do thay đổi cơ cấu công nghệ (phải thu hẹp sản xuất) và có đề nghị bố trí việc làm mới cho bạn, nhưng dưới dạng là làm freelancer (tức người làm việc tự do, không bị giới hạn về thời gian, không được đóng bảo hiểm xã hội,…). Trong trường hợp công ty thay đổi cơ cấu công nghệ thì cần phải lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 Bộ luật lao động năm 2012.

“1. Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.

Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này.

…”.

Theo đó bạn được bố trí việc làm mới, nhưng dưới dạng là làm freelancer thì bạn có quyền khiếu nại về hành vi này của công ty. Bởi lẽ, bố trí việc làm mới phải bảo đảm các quyền lợi của người lao động. Trường hợp bạn không đồng ý, công ty không thể giải quyết việc làm mới mà phải cho bạn nghỉ việc thì công ty phải có nghĩa vụ trả trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ Luật lao động 2012 nếu đã làm việc thường xuyên cho công ty từ 12 tháng trở lên, không đặt ra trách nhiệm bồi thường cho người lao động.

 Điều 49 Bộ Luật lao động 2012 quy định như sau:

“1. Người sử dụng lao động trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ 12 tháng trở lên mà bị mất việc làm theo quy định tại Điều 44 và Điều 45 của Bộ luật này, mỗi năm làm việc trả 01 tháng tiền lương nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

…”.

- Thứ hai, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Nếu bạn có căn cứ chứng minh được công ty đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với bạn, không phải do thay đổi cơ cấu dẫn đến phải cho bạn nghỉ việc, thì có thể xác định công ty đang đơn phương chấm dứt HĐLĐ và phải có trách nhiệm theo quy định tại Điều 42 Bộ Luật lao động 2012 về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động như sau:

1. Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết và phải trả tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trong những ngày người lao động không được làm việc cộng với ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý, thì ngoài khoản tiền bồi thường quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật này, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm nhưng ít nhất phải bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

5. Trường hợp vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước”.

Khi đó, bạn được công ty trả tiền lương, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho bạn trong những ngày bạn không được làm việc và ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động, được bồi thường thêm ít nhất 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động, được chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo