Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Công ty tạm giữ tài sản của người lao động trái quy định xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Luật sư cho hỏi: Hiện tôi đang đi xuất khẩu lao động tại N. Trước khi bay sang Nhật bên phía công ty xuất cảnh có đưa ra nội quy bắt ký vào cam kết không được cầm điện thoại từ Việt Nam sang. Và tờ cam kết này không ghi rõ hình thức xử phạt cụ thể.

 

Nhưng tôi đã vi phạm trong hành lý cầm sang có cầm theo điện thoại X.  Sang đến bên Nhật phía nghiệp đoàn bên Nhật hỏi. Nếu có ai chót mang sang thì nộp cho họ, họ giữ trong vòng tháng đầu tiên, kết thúc khóa học sẽ trả lại không xử lý. Còn không nộp để họ bắt được xử dụng trộm sẽ bị xử phạt. Tôi đã nghe lời giao nộp... 

 
Nhưng sau đó họ trở mặt nói tôi dùng điện thoại, yêu cầu bố mẹ tôi ở nhà nộp phạt 200 đô la. Nếu không nộp sẽ trục xuất khỏi nhật phải về nước.  Bố mẹ tôi có làm theo lên công ty nộp tại phòng kế toán số tiền theo như yêu cầu.  Nhưng yêu cầu có hoá đơn thì không được cung cấp. Sau một tháng kết thúc quá trình học tại nghiệp đoàn, trước khi về công ty đi làm không thấy được trả lại điện thoại thì tôi có yêu cầu và được biết nghiệp đoàn nói tịch thu không trả lại.  Tôi không biết phải làm sao bây giờ. Xin hỏi trong trường hợp của tôi căn cứ vào luật nào, và tôi có cơ hội đòi lại được điện thoại không. Xin cảm ơn
 
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Với trường hợp của bạn, công ty tư vấn như sau:
 
Trước hết, để giải quyết trường hợp của bạn, bạn cần căn cứ vào các quy định cụ thể các điều khoản trong hợp đồng lao động cũng như các điều khoản trong bản cam kết với công ty đưa bạn đi lao động và nội quy cụ thể của công ty bạn làm việc bên Nhật. Sẽ ưu tiên áp dụng các quy định, các thỏa thuận trong hợp đồng đồng nội quy lao động khi có nội dung không trái với quy định của pháp luật.
 
Bạn đã vi phạm cam kết với công ty đưa bạn ra nước ngoài lao động. Nhưng trong bản cam kết này không quy định về chế tài. Bạn cần đối chiếu xem xét các điều khoản, xem có trường hợp quy định chế tài là quy định dẫn chiếu sang các điều khoản khác trong hợp đồng hay không, có dẫn chiếu sang các quy định chế tài của công ty bên Nhật hay không hoặc có là một trong các căn cứ xử lý kỉ luật trong nội quy công ty hay không?
 
Thực tế, pháp luật cho các bên tự do thỏa thuận trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật. Theo thông tin bạn đưa ra thì phái đoàn bên Nhật là thành viên của công ty bên Việt Nam, vì vậy nên nội quy và các quy định phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam.
 
Theo quy định tại Điểm g khoản 1 Điều 123 bộ luật lao động thì “Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản”. Để áp dụng quy định này thì hình thức tịch thu hoặc phạt tiền phải được quy định trong nội quy là căn cứ xử lý kỷ luật. Viêc công ty thực hiện phạt tiền và tịch thu mà không có biên bản là trái với quy định pháp luật.
 
Nếu việc xử lý như trên không nằm trong nội quy của công ty mà trong các điều khoản dẫn chiếu khác đều không có quy định về các chế tài này thì việc công ty xử lý là trái với quy định của pháp luật. Theo quy định tại khoản 3 điều 128 Bộ luật lao động “xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động”.
 
Bạn căn cứ vào các văn bản thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, nội quy lao động của công ty và quy định trên để xét xem hành vi của bên công ty đưa người lao động đi làm việc nước ngoài là đúng hay sai. Nếu sai bạn có thể khiếu nại đến công ty, yêu cầu công ty trả lời bằng văn bản. Nếu không thỏa mãn với cách giải quyết của công ty, bạn nộp đơn ra Tòa yêu cầu giải quyết nếu có đầy đủ căn cứ chứng minh.
 
Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:
 
Trân trọng!
P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo