Luật sư Đào Quang Vinh

Công ty không giải quyết cho nghỉ phép thì giải quyết như thế nào?

Nhằm cần bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động xã hội cho người lao động, Luật lao động hiện hành quy định cụ thể, chi tiết về thời gian nghỉ của người lao động khi tham gia và quan hệ lao động. Nhìn chung trong những năm qua, người sử dụng đã chấp hành khá tốt các quy định về thời gian làm việc và nghỉ ngơi song vẫn còn nhiều hạn chế. Vậy làm thế nào để người lao động bảo vệ được quyền lợi của mình. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về lao động.

Pháp luật về lao động quy định thời gian làm việc tối đa trong một ngày, trong một tuần, trong một tháng rất rõ ràng và đan xen vào đó là thời giờ nghỉ ngơi trong quá trình làm việc. Ngoài ra, người lao động còn được hưởng ngày nghỉ hàng năm; nghỉ lễ, tết; nghỉ hàng tuần, nghỉ việc riêng mà vẫn có thể được hưởng nguyên lương. Sở dĩ khi quy định thời gian nghỉ nêu trên là để cân bằng lợi ích giữa các chủ thể tham gia và quan hệ lao động, đồng thời người lao động sẽ có cơ hội được nghỉ ngơi tái tạo sức lao động, chăm sóc gia đình và tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí.

Tuy nhiên, luật lao động cũng không quy định người sử dụng lao động không được yêu cầu người lao động đi làm những ngày nêu trên mà vẫn tạo điều kiện cho người sử dụng được sắp xếp người lao động đi làm vào những ngày đó nếu được sự đồng ý của người lao động. Và như là để bù đắp yếu tố về tinh thần đồng thời là sự công bằng cho những người lao động đi làm việc vào ngày nghỉ thì pháp luật cũng quy định rõ về tiền lương khi đi làm vào ngày nghỉ.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Công ty không cho nghỉ phép thì xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Thưa luật sư, Vì nhu cầu cá nhân, tôi muốn nghỉ phép đi du lịch- nhưng cty không giải quyết vì thiếu nhân sự.. Từ đầu năm đến giờ, tôi chỉ mới nghỉ 03(ba) ngày phép. Theo luật thì tôi có 16 ngày phép / năm. Tôi đăng kí phép trước 01 tháng,(nghỉ phép 4 ngày ) nhưng trưởng phòng trả lời không giải quyết phép. Trong trường hợp này, tôi phải làm sao để đảm bảo quyền lợi của mình theo quy định pháp luật ???

Trả lời: Chào anh, cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm thì:

"1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở điđược tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Như vậy việc anh xin nghỉ đi du lịch là quyền lợi hợp pháp của anh và công ty phải có trách nhiệm giải quyết cho anh, trừ trường hợp công ty không cho nghỉ vì lý do công việc và phải báo trước cho anh.

Theo quy định tại điều 201 Bộ luật lao động:

1. Tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu tòa án giải quyết, trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

a) Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

b) Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

c) Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

d) Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế;

đ) Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải.

3. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.

Hoà giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn các bên thương lượng. Trường hợp hai bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hoà giải để hai bên xem xét. Trường hợp hai bên chấp nhận phương án hoà giải, hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải thành.

Trường hợp hai bên không chấp nhận phương án hoà giải hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, thì hoà giải viên lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hoà giải viên lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

4. Trong trường hợp hoà giải không thành hoặc một trong hai bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành hoặc hết thời hạn giải quyết theo quy định tại khoản 2 Điều này mà hoà giải viên lao động không tiến hành hoà giải thì mỗi bên tranh chấp có quyền yêu cầu Toà án giải quyết.”

Vì thế để đảm bảo quyền lợi cho mình, anh có thể khiếu nại với ban giám đốc công ty, hoặc làm đơn yêu cầu hòa giải gửi Hội đồng hòa giải cơ sở của công ty (nếu có) hoặc hòa giải viên lao động của Phòng Lao động - Thương binh - Xã hội quận, huyện nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết. Trường hợp hòa giải không thành hoặc quá thời hạn (5 ngày làm việc) mà không được giải quyết thì anh có thể yêu cầu Tòa án nhân dân quận, huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo