Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Công ty giữ lương người lao động có vi phạm không?

Em có thắc mắc muốn nhờ anh/ chị giải đáp hộ cho em. Công ty em nhiều khi có nhiều người kí HĐLĐ rồi nhưng đột xuất nghỉ, đang trong thời gian thử việc nghỉ việc không báo trước, Có trường hợp công ty đùng cái cho người ta nghỉ không lý do gì cả. Tất cả những trường hợp trên công ty em cứ giữ lương của người lao động và không trả cho họ. Em xin hỏi theo luật những trường hợp như vậy giải quyết ra sao ạ. Em rất mong nhận được sự tư vấn của a/c, Cám ơn A/ chị nhiều

 

Trả lời: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể:

 

Điều 47. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

 

1. Ít nhất 15 ngày trước ngày hợp đồng lao động xác định thời hạn hết hạn, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho người lao động biết thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.

 

2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

 

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác mà người sử dụng lao động đã giữ lại của người lao động.

 

Như vậy, với quy định trên thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm thanh toán chế độ cho người lao động sau khi nghỉ việc (bao gồm cả tiền lương). Theo đó, với việc công ty cứ giữ lương của người lao động và không trả cho họ là trái với quy định pháp luật và với hành vi vi phạm trên thì sẽ bị xử phạt theo Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung nghi định 95/2013:

 

Điều 8. Vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động 

 

1. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây: 

 

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động; 

 

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động; 

...

3. Biện pháp khắc phục hậu quả: 

 

a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này; 

 

b) Buộc hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ cho người lao động đối với hành vi không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”

 

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn trường hợp truy lĩnh tiền lương chênh lệch của mức lương cơ sở cũ so với mức lương cơ sở mới

 

Xin chào anh chị. Hiện nay e có một vấn đề muốn nhờ anh chị giúp đỡ. Tháng 6 vừa qua em có ký hợp đồng lao động thử việc với uỷ ban thành phố và hưởng lương 85% của hệ số 2,34 trong 6 tháng qua. Đến tháng 12 này em có ký lại hợp đồng chính thức và hưởng lương 100% của hệ số 2,34. Em được biết từ tháng 7/2017 chính thức áp dụng lương cơ sở từ 1.210.000 lên 1.300.000 và đến tháng 12 này thì mọi người trong cơ quan được truy lĩnh tiền lương chênh của lương cơ sở cũ so với lương cơ sở mới. Nhưng sao em lại không được truy lĩnh. Vậy anh chị có thể giải thích giúp e không?

 

Trả lời:

 

Theo Điều 3 Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở như sau:

 

"1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:

 

a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;

 

b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;

 

c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.

 

2. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2017, mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng/tháng.

 

3. Mức lương cơ sở được điều chỉnh trên cơ sở khả năng ngân sách nhà nước, chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng kinh tế của đất nước."

 

Và Điều 5 Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định:

 

"1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017..."

 

Căn cứ vào các quy định trên, từ ngày 1/7/2017 thì mức lương cơ sở sẽ tăng lên 1.300.000 đồng. Tức là từ 1/7/2017 bạn sẽ được áp dụng mức lương 85% của hệ số 2,34 với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng. Trường hợp cơ quan không thanh toán cho bạn với mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng thì bạn có thể yêu cầu cơ quan trả lời bằng văn bản nêu rõ căn cứ pháp lý. Nếu cơ quan không đưa ra câu trả lời phù hợp với quy định pháp luật thì bạn có thể làm đơn khiếu nại đến cơ quan bạn để yêu cầu giải quyết.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo