Đinh Ngọc Huyền

Cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.

Tên tôi là: Nguyễn V Đ sinh năm 1963. Từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1992 tôi có tham gia công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, sau đó về phục viên, hiện chưa được hưởng trợ cấp xã hội một lần. Từ tháng 2/2002 đến tháng 6/2011 Tôi tham gia công tác tại xã, làm cán bộ không chuyên trách cấp xã (không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc).


Trong khoảng thời gian này vào tháng 01 năm 2008, do được cán bộ bảo hiểm xã hội huyện đến xã tuyên truyền vận động tôi tham gia đóng bảo hiểm tự nguyện, để sau được hưởng trợ cấp xã hội. (Tôi thấy đây là chính sách ưu việt của Đảng và Nhà nước nên tôi tham gia đóng BHXH tự nguyện từ 01/2008 đến tháng 6/2011). Tiếp theo từ tháng 7/2011 đến nay tôi chuyển sang đóng BHXH bắt buộc do được tuyển dụng làm cán bộ công chức cấp xã (giữ các chức vụ: Phó chủ tịch UBND, chủ tịch UBND và Bí thư Đảng ủy xã). Vậy xin hỏi Theo Nghị định 153/2013/NĐ - CP, tôi có được cộng nối thời gian công tác trong quân đội để được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội không? Xin cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bác đã gửi nội dung đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Khoản 6 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội thì:

Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân."

Như vậy, bác công tác trong quân đội t
ừ tháng 9/1983 đến tháng 11/1992 và khi xuất ngũ có đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.


Khoản 5 điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

“ 5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội”.

Đồng thời Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:

“ Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”

Theo đó, thời gian bác đã tham gia bảo hiểm xã hội trong thời gian công tác trong quân đội sẽ được bảo lưu và cộng dồn với thời gian tiếp theo bác tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, trong trường hợp người lao động đóng bảo hiểm ngắt quãng, không liên tục thì sẽ được cộng dồn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để làm cơ sở hưởng chế độ hưu trí. Khi phục viên bác  
chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì khoản thời gian tham gia bảo hiểm xã hội trong quân đội nhân dân Việt Nam từ tháng 9/1983 đến tháng 11/1992 được cộng dồn vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tiếp theo từ tháng 01/2008 đến nay để hưởng lương hưu hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Trường hợp của bác sẽ được cộng dồn theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Cộng dồn thời gian tham gia bảo hiểm xã hội.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

CV. Lê Thảo- Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo