Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cơ sở tiền lương nào để tính trợ cấp thôi việc

Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội được tính như thế nào? Cơ sở xác định tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định pháp luật? Trình tự, thủ tục đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định? … Luật Minh Gia giải đáp các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội của người lao động

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm bắt buộc tham gia của người lao động, pháp luật quy định chặt chẽ về việc đóng và hưởng các chế độ của bảo hiểm xã hôi. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được về quyền và nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động và mức đóng khi tham gia bảo hiểm xã hội.

Nếu bạn có thắc mắc về chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, hãy gửi câu hỏi của mình qua Email của Luật Minh Gia hoặc liên hệ Hotline: 1900.6169 để được các Luật sư, chuyên viên tư vấn giải đáp nhanh chóng các thắc mắc của bạn như:

- Quy định pháp luật về mức đóng của bảo hiểm xã hội;

- Các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;

- Tư vấn các vấn đề khác theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn dưới đây để có thêm thông tin pháp lý và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về mức đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động

Câu hỏi: Hiện tại Công ty tôi đang tham gia BH cho người lao động ở mức lương cơ sở là 1.250.000đ ( lương cơ bản: Hệ số x lương cơ sở) làm cơ sở đóng BHXH. Mức lương cơ sở này được điều chỉnh từ năm 2015 khi có quy định mới về mức lương tối thiểu vùng 4 là 2.150.000đ

Vậy căn cứ để tính trợ cấp thôi việc cho người lao động phải dựa vào mức lương nào: Cách 1:  Hệ số x 1.250.000x năm làm việc đã khấu trừ thời gian tham gia BHXH x1/2

hay: Cách 2: Hệ số x 2.150.000x năm làm việc đã khấu trừ thời gian tham gia BHXH x1/2. Kính mong luật sư giải đáp để tôi được rõ

Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này, chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ Điều 94 Luật Bảo hiểm xã hội. Tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức lương tối thiểu chung.

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động.

3. Trường hợp mức tiền lương, tiền công quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn hai mươi tháng lương tối thiểu chung thì mức tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng hai mươi tháng lương tối thiểu chung.” 

Nếu công ty đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động trên mức lương cơ sở x hệ số thì đây là mức tiền lương đã thỏa thuận với người lao động được ghi trong hợp đồng lao động.

Căn cứ Nghị định 103/2014/NĐ-CP Quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động

Điều 5. Áp dụng mức lương tối thiểu vùng

"1. Mức lương tối thiểu vùng quy định tại Điều 3 Nghị định này là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận phải bảo đảm:

a) Không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động chưa qua đào tạo làm công việc giản đơn nhất;

b) Cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động đã qua học nghề quy định tại Khoản 2 Điều này."

Căn cứ theo Điều 48 Bộ Luật Lao động 2012, trợ cấp thôi việc:

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

Theo đó, với quy định của pháp luật hiện tại, tiền lương để tính cho người lao động theo hợp đồng lao động phải tính trên mức lương tối thiểu vùng này cho người lao động làm việc ở doanh nghiệp của chị. Nên khi thỏa thuận về tiền lương, công ty phải tính theo mức tối thiểu vùng 2.150.000 x hệ số.

Vì vậy, khi tính trợ cấp thôi việc sẽ tính theo cách 2 = (hệ số x 2.150.000đ x số năm làm việc trừ đi thời gian tham gia BHTN)/2. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo