Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cơ quan có thẩm quyền trả trợ cấp thôi việc cho công chức

Tư vấn trường hợp thẩm quyền chi trả trợ cấp thôi việc cho công chức được luân chuyển sang cơ quan khác làm việc. Nội dung tư vấn như sau:

 

Nội dung câu hỏi: Xin Luật gia cho tôi hỏi: Anh Nguyễn Văn A là công chức được tuyển dụng và làm việc 01 cơ quan quản lý nhà nước được 04 năm 01 tháng. Sau đó anh Nguyễn Văn A được luân chuyển sang 01 đơn vị sự nghiệp trực thuộc cơ quan quản lý nhà nước đó được 01 năm (khác Tài khoản nhưng về tổ chức vẫn do cơ quản quản lý nhà nước đó quản lý). Đến nay do điều kiện gia đình anh A có nguyện vọng xin thôi việc và được người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước đó chấp thuận. Xin Luật gia giúp tôi? Anh A được nghỉ việc thì cơ quan nào chi trả tiền trợ cấp thôi việc (thời gian làm việc ở cơ quan nhà nước 04 năm 01 tháng) Cơ quan quản lý nhà nước hay đơn vị sự nghiệp trực thuộc CQ QLNN đó)

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cần tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, với thắc mắc của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Pháp luật hiện hành không có quy định trực tiếp nào về vấn đề cơ quan nào có thẩm quyền trả trợ cấp thôi việc cho công chức khi công chức được luân chuyển đến làm việc tại cơ quan, đơn vị khác, tuy nhiên tại Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức có quy định về thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc như sau:

 

“1. Thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:

 

a) Thời gian làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội;

 

b) Thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;

 

c) Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp;

 

d) Thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

 

đ) Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng;

 

e) Thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động;

 

g) Thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

 

h) Thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;

 

i) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức;

 

k) Thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.

 

2. Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:

 

a) Dưới 03 (ba) tháng thì không tính;

 

b) Từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;

 

c) Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.”

 

Như vậy, căn cứ theo quy định này thì khi công chức thôi việc trợ cấp được trả sẽ bao gồm toàn bộ thời gian đã làm việc trong các cơ quan nhà nước trước đó. Theo quy định này thì cơ quan có thẩm quyền trả trợ cấp thôi việc sẽ là đơn vị sự nghiệp công lập mà anh A đang làm việc trực tiếp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Nhàn - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo