LS Đào Quang Vinh

Có phải bồi thường chi phí khi nghỉ việc không?

Năm 2011, mình đang là giảng viên tại một trường công lập, ký hợp đồng từng 3 năm một lần (đã ký từ 2004). Sau đó, mình xin được học bổng của nước ngoài, và làm đơn xin đi học thì được trường ra quyết định cử đi học, thời gian là 3 năm, chi phí do phía nước ngoài chịu.- Đến tháng 01-2015 trong lúc đợi chờ đợi thành lập hội đồng bảo vệ luận văn, mình quay về nước và làm thủ tục tại trường. Trường ra quyết định "Tạm tiếp nhận", và bố trí công tác cho mình.

Đến khoảng tháng 10-2011, thì mình được ký hợp đồng không thời hạn, và nâng lương (vì trong suốt thời gian đi học, mình không đươc nâng lương).- Đến tháng 4-2015, mình được yêu cầu ra nước ngoài bảo vệ, và trường ra quyết định cho phép đi bảo vệ. Sau đó, mình hoàn thành và mang bằng về nước.Tuy nhiên, vì một số lý do cá nhân (có sự mâu thuẫn giữa mình và cán bộ quản lý trực tiếp của mình), nên giờ mình không muốn tiếp tục làm việc tại trường nữa, mà muốn chấm dứt hợp đồng. Một số người khuyên mình bỏ luôn, khỏi về trường, nhưng một số thì khuyên về làm thủ tục chấm dứt hợp đồng, để lấy sổ bảo hiểm (vì mình vào làm từ năm 2004, nên đến giờ cũng là gần 12 năm). Trong trường hợp này, mình minh qúy công ty tư vấn giup mình:

1. Nếu quay về trường làm thủ tục chấm dứt hợp đồng thì mình có phải bồi thường gì cho trường không? Nếu là có thì mức bồi thường là bao nhiêu?

2. Trong trường hợp trường không đồng ý cho mình nghỉ việc, thì mình có thể yêu cầu được lấy sổ bảo hiểm không? Vì nếu làm lại sổ bảo hiểm thì mình mất 12 năm rất uổng.

3. Mình có thể xin phép nghỉ không lương trước mắt trong thới gian khoảng 1 năm, nhưng vẫn đi làm chỗ khác, và yêu cầu nơi mới đóng bảo hiểm cho mình theo sổ cũ không? 

Trả lời, Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia về câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau

Thứ nhất, là vấn đề bạn hỏi có bồi thường cho trường không khi chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn. Điều 62 Bộ luật lao động 2012 quy định về Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề như sau:

"1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.

2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài
."

Điều 43 Bộ luật lao động quy định Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

"1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.
"

Như vậy, trước khi trường cử bạn đi đào tạo tại nước ngoài giữa trường và bạn sẽ kí kết hợp đồng đào tạo nghề. Nếu trong hợp đồng có thỏa thuận về thời gian làm việc tại trường mà bạn lại đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì bạn phải bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo mà nhà trường đã cung cấp cho bạn khi bạn đi cử bạn đi học. Theo như quy định trên thì bạn học ở nước ngoài còn bao gồm cả chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở tại nước ngoài thông qua những chứng từ hay hóa đơn mà nhà trường hay đối tác còn giữ.

Tuy nhiên Điều 37 Luật trên cũng quy định về Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:

"1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo
cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này
."

Hợp đồng lao động của bạn là không xác định thời hạn nên khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bạn chỉ cần báo trước 45 ngày và bạn sẽ không cần một lý do cụ thể đẻ chấm dứt hợp đồng lao động. Tuy nhiên, về bản chất đây là hợp đồng đào tạo nghề và đơn vị phải bỏ ra chi phí cho bạn đi học nên căn cứ theo quy định trên, nếu bạn chấm dứt hợp đồng  kể cả đúng quy định pháp luật vẫn phải hoàn trả lại chi phí đào tạo cho phía Cơ quan của mình dựa trên hóa đơn chứng từ hợp lý bên Cơ quan cung cấp được.

Thứ hai, là việc không đồng ý cho bạn nghỉ việc. Bộ luật lao động không hề quy định người lao động không được phép chấm dứt hợp đồng lao động kể cả việc chấm dứt hợp đồng trái pháp luật và bạn chấp nhận bồi thường chi phí đào tạo mà trường đã cử bạn đi. Nếu như, nhà trường không cho bạn nghỉ việc trong khi bạn chấp nhận bồi thường toàn bộ chi phí đào tạo cho nhà trường là trái với quy định của pháp luật. Bạn có thể khởi kiện. Còn về sổ bảo hiểm, Điều 21 Luật bảo hiểm 2104 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động như sau:

"....

5. Phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc theo quy định của pháp luật.


6. Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cơ quan bảo hiểm xã hội..."

Và một trong những hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Luật bảo hiểm đó là:

"6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.." (khoản 6 Điều 17 Luật bảo hiểm xã hội)

Như vậy, chỉ cần bạn chấm dứt hợp đồng lao động tại cơ quan cũ thì người sử dụng lao động hay lãnh đạo của cơ quan bạn có nghĩa vụ phải trả sổ bảo hiểm xã hội và xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu họ gây khó khăn, hay cản trở bạn trong quá trình bạn xin nhận lại sổ bảo hiểm thì bạn có thể khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để họ giải quyết, mọi hành vi cản trở sai trái có thể bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật.

Tiếp theo, đó là bạn muốn hỏi có thể nghỉ không lương trước khoảng 1 năm được không? Điều 116 Bộ luật lao động quy định về Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:

"1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
"

Căn cứ vào quy định này thì Luật lao động không quy định cụ thể về việc trường hợp người lao động có thể nghỉ trước thời gian là bao lâu không hưởng lương để tham gia vào công việc khác. Vì bạn không thuộc vào trường hợp được quy định tại khoản 1,2 Đều trên nên bạn phải thỏa thuận với người sử dụng lao động để được nghỉ như bạn mong muốn. Bạn sẽ tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại nơi làm mới sau khi bạn xin nghỉ tại nơi làm cũ.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Có phải bồi thường chi phí khi nghỉ việc không?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!
CV.Phan Thị Uyên - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo