Luật sư Vũ Đức Thịnh

Thay đổi hợp đồng lao động quy định thế nào?

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận của người sử dụng lao động và người lao động, vậy một trong hai bên có quyền yêu cầu bổ sung nội dung đã ký kết không, thủ tục thay đổi như thế nào? Để được giải đáp cụ thể về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Luật sư Luật Minh Gia của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về vấn đề sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Pháp luật lao động có quy định cụ thể hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Tuy nhiên, một số nội dung sửa đổi, bổ sung phải phù hợp quy định pháp luật, do đó nếu doanh nghiệp hoặc người lao động có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng và chưa biết việc sửa đổi, bổ sung có phù hợp quy định pháp luật hay không thì bạn có thể liên hệ với Luật sư của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm trường hợp chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức pháp lý trong lĩnh vực này.

2. Quy định pháp luật về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Tôi xin mạn phép gửi đến Luật sư một vài vấn đề mong luật sư giải đáp giúp tôi về một vài thứ trong luật lao động.

Vấn đề 1: Hiện tôi đang làm nhân viên văn phòng cho công ty chuyên bán về kem ăn (ice Cream). Công ty trước đây vốn là một công ty tư nhân cho đến tháng 10 năm 20xx công ty chính thức bán cho một tập đoàn khác. Vào tháng 1 năm 20xx em được ký hợp đồng lại điều khoản trong hợp đồng không khác gì so với trước và có ghi thời gian làm việc 22 ngày/tháng do giám đốc của em là ông A ký. Đến khoảng tháng 3/20xx Giám đốc của tôi ông A không tiếp tục làm giám đốc thay vào đó là ông B. Và ông B tiếp nhận vai trò giám đốc cho đến nay.

Đến ngày 4 tháng 5 năm 20xx thì có thông báo yêu cầu thay đổi giờ làm việc. Nếu trước đây 5 ngày/một tuần thì giờ là 26 ngày/tháng. Tức là tăng thêm 4 ngày làm việc so với hợp đồng mà không có bất kỳ phụ cấp hay ký hợp đồng lại gì cả. Vậy cho tôi hỏi công ty có vi phạm hợp đồng lao động không? Và nếu vi phạm thì họ đã phạm điều khoản nào của luật lao động.

Vấn đề 2: Sau khi tăng giờ làm việc công ty lại chuẩn bị thực hiện chính sách bắt nhân viên văn phòng mỗi tuần đi làm sẽ có 1 ngày đi bán kem dạo cùng Sales. Lý do họ đưa ra là để biết nổi khổ của nhân viên Sale. Vậy cho tôi hỏi nhân viên văn phòng có cần thực hiện không? Và đưa ra yêu cầu như vậy công ty có vi phạm luật lao động không? Khi họ yêu cầu nhân viên thực hiện công việc không thuộc chuyên môn của người lao động đã ký trong hợp đồng. Vậy cho tôi hỏi công ty có vi phạm hợp đồng lao động không? Và nếu vi phạm thì họ đã phạm điều khoản nào của luật lao động?

Đây là 2 vấn đề mà tôi rất cần luật sư giải đáp giúp tôi. Sớm mong có câu trả lời từ Luật sư. Tôi cảm ơn rất nhiều!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:

- Thứ nhất, về việc thay đổi nội dung trong hợp đồng lao động

Tại Điều 33 Bộ luật lao động 2019 quy định về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:

“Điều 33. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết.”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn quyết định tăng thời gian làm việc so với nội dung trong hợp đồng lao động đã được ký kết là từ 5 ngày/một tuần lên 26 ngày/tháng tức là 6 ngày/tuần tăng thêm 4 ngày. Do đó, để thay đổi nội dung hợp đồng lao động thì công ty phải thông báo cho người lao động biết ít nhất là 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung. Theo đó, nếu công ty không thông báo và không thỏa thuận với bạn thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động là không đúng quy định pháp luật.

- Thứ hai, việc công ty yêu cầu nhân viên làm công việc khác với hợp đồng

Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật lao động 2019 quy định về chuyển người lao động sang làm vông việc khác với hợp đồng như sau:

“Điều 29. Chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động

1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm; trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Người sử dụng lao động quy định cụ thể trong nội quy lao động những trường hợp do nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà người sử dụng lao động được tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

3. Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới. Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.

4. Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì người sử dụng lao động phải trả lương ngừng việc theo quy định tại Điều 99 của Bộ luật này.

Theo thông tin bạn cung cấp, công ty bạn sắp tới thực hiện chính sách sau mỗi tuần có 1 ngày đi bán kem dạo cùng Sales. Như vậy, căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động thì khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm. Trường hợp chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm thì chỉ được thực hiện khi người lao động đồng ý bằng văn bản.

Do đó, trường hợp công ty tự ý thay đổi vị trí làm việc của bạn mà không thuộc các trường hợp nêu trên thì việc điều chuyển được xác định là trái quy định pháp luật. Bạn có quyền từ chối không thực hiện hoặc khiếu nại tại Phòng lao động thương binh xã hội để đảm bảo quyền lợi của mình. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo