Phương Thúy

Chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính lương hưu như thế nào?

Phụ cấp thâm niên là một trong những quy định để khuyến khích người lao động trong quá trình công tác đối với một số ngành nghề có tính chất đặc thù. Bên cạnh các quy định về phụ cấp thâm niên theo pháp luật lao động thì vấn đề lương hưu cho người có phụ cấp thâm niên cũng được đặc biệt quan tâm. Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, người lao động cần có sự tìm hiểu các quy định pháp luật .

1. Luật sư tư vấn.

Hiện tại chúng tôi đã nhận được rất nhiều thắc mắc về chế độ lương hưu cho lao động, đặc biệt là người lao động có phụ cấp thâm niên. Phần lớn xoay quanh các vấn đề như sau:

- Phụ cấp thâm niên có được tính vào khoản tiền lương để hưởng lương hưu không?

- Nếu bị chuyển nghề có phụ cấp thâm niên sang nghề không có phụ cấp thâm niên thì lương hưu tính như thế nào?

- Thế nào là mức thâm niên vượt khung?

Nếu bạn đang có thắc mắc chưa được giải đáp và cần sự trợ giúp đội ngũ luật sư, đừng ngần ngại hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc liên lạc theo hotline 1900.6169  để được hỗ trợ.

Để minh họa  cho trường hợp này, chúng tôi xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Chuyển sang ngành không có phụ cấp thâm niên nghề thì tính lương hưu như thế nào?

Nội dung câu hỏi: Chào luật sư. Xin luật sư tư vấn cho tôi 1 việc như sau:Tôi được bố trí công tác trong lực lượng Công an nhân dân từ tháng 4/1976 đến tháng 2/2010 là 33 năm 11 tháng được tính thâm niên nghề, hệ số lương đại tá 8,0, phụ cấp trách nhiệm 0,8. Sau đó chuyển sang công tác Phó chủ tịch UBND huyện được hưởng lương chuyên viên cao cấp, bảo lưu lương 8,0 phụ cấp trách nhiệm 0,6. Đến 2012 chuyển sang làm Phó Bí thư huyện ủy, hưởng lương bảo lưu 8,0, chuyên viên cao cấp, phụ cấp trách nhiệm 0,7. Đến 2018 hệ số lương 8,0 và phụ cấp trách nhiệm 0,7. (tháng 4/2018 tôi được nghỉ hưu). Tôi xin hỏi luật sư tư vấn cho cách tính lương nghỉ hưu của tôi như thế nào. Trân trọng cảm ở luật sư.

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ theo điểm c khoản 2 điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:

 

“ Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

Năm nghỉ hưu

Số năm đóng bảo hiểm xã hội tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45%

2018

16 năm

2019

17 năm

2020

18 năm

2021

19 năm

Từ 2022 trở đi

20 năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Chú nghỉ hưu từ năm 2018, có 33 năm đóng bảo hiểm xã hội, vậy nên tỉ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của chú là 75%.

 

Theo như chú thông tin, thì trường hợp của chú được quy định tại khoản 6 điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức bình quân tiền lương như sau:

 

“6. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề sau đó chuyển sang ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp thâm niên nghề, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.”  

 

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của chú là:

 

75% * ( Mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội + mức phụ cấp thâm niên nghề)

 

Về mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội:

 

Căn cứ theo điểm a khoản 1 điều 62 Luật Bảo Hiểm xã hội quy định về mức lương hưu hàng tháng như sau:

 

“1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu; 

…”

 

Vì chú tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 1976 nên mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của chú tính theo bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu.

 

Theo khoản 1 điều 20 Nghị định 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định: “Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.”

 

Như vậy, khoản phụ cấp trách nhiệm của chú sẽ không được tính vào tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

 

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của chú trong 5 năm cuối được tính theo điểm a khoản 4 điều 18 Thông tư liên tịch 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH:

 

“4. Người lao động quy định tại Khoản 1, 2 Điều 2 Nghị định số 33/2016/NĐ-CP đã chuyển sang ngạch công nhân, viên chức quốc phòng, công an, cơ yếu hoặc chuyển ngành sang làm việc trong biên chế tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc chuyển ngành đi học hoặc chuyển sang doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định rồi mới nghỉ hưu thì cách tính lương hưu thực hiện như sau:

 

a) Trường hợp người lao động chuyển ngành sang các ngành nghề không được hưởng phụ cấp thâm niên nghề và trong tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính lương hưu không có phụ cấp thâm niên nghề thì được lấy mức bình quân tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm nghỉ hưu, cộng thêm khoản phụ cấp thâm niên nghề (nếu đã được hưởng) tính theo thời gian phục vụ tại ngũ của mức lương sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Quân đội nhân dân và sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân hoặc phụ cấp thâm niên nghề tính theo thời gian làm việc trong tổ chức cơ yếu tại thời điểm liền kề trước khi chuyển ngành, được chuyển đổi theo chế độ tiền lương quy định tại thời điểm nghỉ hưu để làm cơ sở tính lương hưu.”

 

Từ tháng 4/2013 đến tháng 4/2018 = 60 tháng, hệ số lương 8.0 (theo như chú thông tin thì hệ số lương của chú không có sự thay đổi).

 

Như vậy, Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu = (Mức lương cơ sở * 8,0 * 60 tháng) : ( 60 tháng)

 

Về Phụ cấp thâm niên nghề của chú được tính như sau:

 

Mức phụ cấp thâm niên nghề = [mức lương cơ sở * hệ số lương + mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) + mức phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có)] * [ tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định]

 

Chú có hệ số lương là 8.0 ; phụ cấp thâm niên nghề được tính là 33% (coi như từ tháng 4/1976 đến tháng 2/2010 chú đi làm liên tục trong 33 năm và không nghỉ mất một năm nào thì thâm niên sẽ được tính là 33%):

 

Như vậy, phụ cấp thâm niên nghề = Mức lương cơ sở * 8.0 * 0,33  

 

Như vậy, mức lương hưu hàng tháng của chú = 75% * ( Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu + phụ cấp thâm niên nghề)

= 75% * { [( Mức lương cơ sở * 8,0 * 60 tháng) : ( 60 tháng)] +  [Mức lương cơ sở * 8.0 * 0,33] }

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo