Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cho nghỉ việc không được sự đồng ý của người lao động xử lý thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Cho em hỏi:em đang công tác tại 1 công ty liên doanh được 6 năm,trong thời gian này tình hình kinh doanh của công ty khó khăn nên công ty đã cho em nghỉ việc 1 tháng để chờ việc,trước lúc nghỉ công ty không có thoả thuận và điều kiện gì cả,

 

Chỉ bắt em làm đơn xin nghỉ phép không hưởng lương nhưng em không ký.hiện tại mức lương cơ bản của em là 3.900.000đ mà trong 1 tháng em nghỉ công ty không tham gia BHXH cho em.như vậy thì có đúng theo quy định luật BHXH hay không?xin hãy cho em câu trả lời.

 
Trả lời tư vấn: Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh chúng tôi tư vấn như sau:

 

Điều 98 BLLĐ 2012 quy định về tiền lương ngừng việc:

 

Trong trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:

 

1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, thì người lao động được trả đủ tiền lương;

 

2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định;

 

3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

 

Điều 116 BLLĐ 2012 quy định về nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: 

 

Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương

 

1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:

 

a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;

 

b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;

 

c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.

 

2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.

 

3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

 

Theo quy định của pháp luật, trường hợp phải tạm ngừng công việc mà do lỗi của NSDLĐ thì NLĐ vẫn được đảm bảo quyền và lợi ích liên tới tới lương hàng tháng, tức vẫn được trả đầy đủ.

 

Ngoài ra, nếu không thuộc các căn cứ tại khoản 1, khoản 2 Điều 116 BLLĐ thì NLĐ có thể thỏa thuận với NSDLĐ để nghỉ không hưởng lương. Theo đó, trường hợp HĐLĐ vẫn còn thời hạn thì NSDLĐ không có quyền yêu cầu NLĐ nghỉ khi chưa có sự đồng ý của NLĐ.

 

Vậy, anh có quyền yêu cầu công ty phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình. Trường hợp có cơ sở khẳng định đơn vị tự làm hồ sơ để báo giảm BHXH mà không có ý kiến của NLĐ thì anh có quyền đưa đơn tới Cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.

 

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:

 

Trân trọng!
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo