Nguyễn Thị Tuyết Nhung

Chi trả trợ cấp thôi việc với công nhân hợp tác xã làm việc từ năm 1999.

Luật sư tư vấn về trường hợp chi trả trợ cấp thôi việc với công nhân hợp tác xã làm việc từ năm 1999. Nội dung tư vấn như sau:

Nội dung tư vấn: Kính gửi Công Ty Luật Gia Minh. Tôi là công nhân tại HTX . Tôi có quá trình làm việc từ năm 1999 đến 31/12/2008 là 8 năm 11 tháng. Và từ 01/01/2009 đến tháng 08/2013, tôi đã nghỉ việc và hưởng trợ cấp thất nghiệp là 6 tháng với mức lương là 5.250.000. Đến tháng 04/2019, tôi được công ty thông báo trả trợ cấp thôi việc cho người LĐ gồm danh sách gần 100LĐ. Theo tìm hiểu luật Lao động tôi thấy điều 48 có quy định trả trợ cấp thôi việc 6 tháng liền kề trước khi NLĐ thôi việc. Nhưng HTX lại lấy mức lương của năm 2008+2009/2 nhân 1/2 tháng + trượt giá mỗi năm 6%. Và với lý do là năm 2009 HTX ngưng hoạt động mà giao người LĐ cho Công Ty CPDL. Nhưng thực tế suốt quá trình làm việc chúng tôi được biết là HTX phát triển nên chuyển đổi người LĐ qua thành CTCP. Và đến 2014 thì ký HĐLĐ tiếp cho NLĐ là HTX và từ đầu đến giờ trên 20 năm chúng tôi chỉ có ký HĐLĐ với 1 chủ thể sử dụng LĐ là bà Đ.N.D. Khi đại diện NLĐ nói chuyện với Bà thì bà trả lời với tôi rằng nếu qua 1 năm NLĐ nghỉ việc mà không có phản hồi khiếu nại gì thì HTX có quyền không chi trả những năm 2015 và 2016. Có 1 số LĐ nghỉ việc hỏi về việc này thì phòng Nhân Sự báo là không có chi trả cho ai hết đừng hỏi mắc công.

 

Xin cho tôi hỏi:1/ Bà trả trợ cấp thôi việc như vậy đúng không? 2/ Nếu người SDLĐ cố tình không giải quyết trợ cấp thôi việc mà để đến giờ mới tính thì có phải vi phạm luật không? Có bị phạt không? Nếu có thì mức phạt thế nào? Rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của Công Ty. Trân trọng Kính Chào!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến công ty Luật Minh Gia. Với vấn đề của bạn, chúng tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về mức lương trả trợ cấp thôi việc.

 

Khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2012:

 

“Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.”

 

Với trường hợp của bạn, bạn cần xác định lại thời điểm năm 2009, HTX đã thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ với bạn hay chưa, người sử dụng lao động (người ký hợp đồng lao động, quản lý lao động...) của bạn là HTX hay công ty CPDL.

 

Nếu như năm 2009, HTX đã thực hiện chấm dứt HĐLĐ với bạn, sau đó bạn có ký HĐLĐ với công ty CPDL, bạn làm việc dưới sự quản lý của công ty CPDL thì việc công ty áp dụng mức lương của năm 2008+2009/2 để làm tiền lương tính trợ cấp thôi việc cho bạn là đúng quy định.

 

Trường hợp năm 2009, bạn chưa thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ với HTX, không ký kết HĐLĐ với công ty DL và HTX vẫn là người trực tiếp sử dụng lao động, vẫn giao việc và quản lý người lao động thì xác định bạn vẫn là người lao động của HTX. Khi đó, việc công ty áp dụng mức lương của năm 2008+2009/2 để làm tiền lương tính trợ cấp thôi việc cho bạn là không đúng quy định của pháp luật. Bạn có thể gửi đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở để yêu cầu giải quyết tranh chấp về việc trả tiền trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc mà không cần thông qua việc hòa giải (Điểm b khoản 1 Điều 201 Bộ luật Lao động 2012).

 

Theo khoản 2 Điều 202 Bộ luật Lao động 2012 cũng quy định:

 

“Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.”

 

Bạn được công ty gọi lên trả trợ cấp thôi việc vào tháng 4/2019 và được công ty thông báo về việc mức lương tính trợ cấp thôi việc là mức lương của năm 2008+2009/2, như vậy, bạn vẫn có quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.

 

Thứ hai, về việc xử lý vi phạm với hành vi trả trợ cấp thôi việc không đúng.

 

Khoản 7 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP quy định:

 

“Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Sửa đổi quá một lần thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động hoặc khi sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động làm thay đổi loại hợp đồng lao động đã giao kết; không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật; không hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại những giấy tờ khác đã giữ của người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:

 

a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

 

b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

...”

 

Như vậy, việc công ty cố tình không trả tiền trợ cấp thôi việc đúng thời gian theo khoản 2 Điều 47 Bộ luật Lao động (sau 7 ngày làm việc kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài không quá 30 ngày), công ty sẽ bị phạt vi phạm theo quy định trên, mức xử phạt sẽ căn cứ vào số lượng lao động bị ảnh hưởng theo quy định trên và phải thực hiện nghĩa vụ sau với người lao động theo quy định điểm a khoản 3 Nghị định 88/2015/NĐ-CP:

 

“a) Buộc trả đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật cho người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền chưa trả tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, tiền bồi thường cho người lao động quy định tại Khoản 1 Điều này;

 

Trân trọng

Phòng Luật sư tư vấn Lao động – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo