Luật sư Trần Khánh Thương

Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với lao động làm côn việc nặng nhọc, độc hại

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính chào hội đồng luật sư! Tôi làm việc cho 1 xưởng luyện than cốc của Đài Loan tại Việt Nam. Tôi là đội trưởng phụ trách các thiết bị máy móc các thiết bị trong lò coke như xe đẩy than coke nóng, xe dẫn than coke nóng, xe dập coke nóng, xe nạp than vào buồng luyện,...

 

Theo tôi biết theo quy định của nhà nước thì những nhân viên của tôi (là những người vận hành các thiết bị trên) sẽ được quyền hưởng thêm phụ cấp vì làm việc trong môi trường độc hại nhưng công ty không phát tiền trợ cấp cho họ mặc dù chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị. Vì vậy tôi có 2 thắc mắc mong được hội đồng luật sư giúp đỡ: 1. Tôi phải làm gì để đòi được quyền lợi cho nhân viên của mình? 2. Tôi là đội trưởng nên phải thường xuyên đi kiểm tra tình trạng các thiết bị, phối hợp sản xuất nên cũng thường xuyên phải làm việc trong môi trường độc hại, vậy tôi có quyền đòi thêm phụ cấp độc hại không? (Vì trong luật chỉ kể đến các vị trí lái xe kể trên mà không bao gồm trưởng ca, đội trưởng) Xin chân thành cảm ơn sự tư vấn của hội đồng luật sư!

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật lao động 2012.
"Điều 7. Nguyên tắc xây dựng thang lương, bảng lương 

1. Căn cứ vào tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, doanh nghiệp xây dựng và quyết định thang lương, bảng lương đối với lao động quản lý, lao động chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh, phục vụ. 

2. Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%. 

3. Mức lương thấp nhất (khởi điểm) của công việc hoặc chức danh trong thang lương, bảng lương do công ty xác định trên cơ sở mức độ phức tạp của công việc hoặc chức danh tương ứng với trình độ, kỹ năng, trách nhiệm, kinh nghiệm để thực hiện công việc hoặc chức danh, trong đó: 

a) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 

b) Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định; 

c) Mức lương của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường. 

4. Khi xây dựng và áp dụng thang lương, bảng lương phải bảo đảm bình đẳng, không phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn đối với người lao động, đồng thời phải xây dựng tiêu chuẩn để xếp lương, điều kiện nâng bậc lương. 

5. Thang lương, bảng lương phải được định kỳ rà soát để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với điều kiện thực tế về đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, mặt bằng tiền lương trên thị trường lao động và bảo đảm các quy định của pháp luật lao động. 

6. Khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao động trước khi thực hiện, đồng thời gửi cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất của doanh nghiệp. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu khi xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương phải báo cáo chủ sở hữu cho ý kiến trước khi thực hiện; đối với công ty mẹ - Tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của Tổng công ty hạng đặc biệt đồng thời gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để theo dõi, giám sát. 
 
Như vậy, nếu công việc người lao động đang làm thuộc danh mục công việc nặng nhọc, độc hại hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại thì tiền lương của họ phải cao hơn so với NLĐ làm công việc trong điều kiện lao động bình thường.
 
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động 2012:
 
Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội”.
 
Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định cụ thể tại Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH:
 
1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau: 
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; 
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm. Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo, kiểm tra môi trường lao động)”.
 
Theo quy định này, ngoài điều kiện công việc hiện tại thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì môi trường làm việc phải có yếu tố độc hại, nguy hiểm do Đơn vị có đủ điều kiện tiến hành kiểm tra.

 
 
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Trường hợp quyền lợi của NLĐ không được đảm bảo, anh/chị có thể thông qua công đoàn hoặc trực tiếp khiếu nại để yêu cầu giải quyết chế độ.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp:
( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )

 

Trân trọng

P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo