Nguyễn Thu Trang

Chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp cho phụ nữ mang thai?

Tư vấn về chế độ thai sản và trợ cấp thất nghiệp cho phụ nữ mang thai khi làm việc, thời gian hưởng chế độ thai sản và bảo hiểm thất nghiệp. Nội dung hỏi và trả lời tư vấn như sau:

Câu hỏi tư vấn: Dear Công ty Luật Minh Gia,e là A đang mang thai 20 tuần 5 ngày.e xin nghỉ ở công ty A tháng 8 năm 2017 và đóng bảo hiểm ở cty A hết tháng 8 năm 2017.Sau đó e chuyển sang công ty B làm việc và đóng bảo hiểm từ tháng 11 năm 2017 nhưng do e mới vào đã có thai nên công ty B đã tuyển nhân viên khác để thay e.cho e hỏi 2 trường hợp.1.nếu công ty B cho e làm hết tháng 3 năm 2018 thì e được hưởng thai sản nhưng e có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? theo luật nếu sau 3 tháng nghỉ việc mà chưa xin được việc sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp.e dự kiến sinh ngày 18 tháng 7 năm 2018. 2.nếu công ty B cho e làm hết tháng 4 năm 2018 thì e sẽ được hưởng thai sản nhưng có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?vì nếu làm hết tháng 4 thì thời gian nghỉ trước khi sinh của e là 2 tháng 18 ngày chưa đủ 3 tháng? e cảm ơn công ty luật Minh Gia.

 

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh gia, trong trường hợp này chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

 

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 49 Luật việc làm năm 2013 quy định:

 

“ Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp khi có đủ các điều kiện sau:

 

1.Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:

 

a,Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật

 

b,Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.”

 

Căn cứ theo quy định tại Điều 49 Luật việc làm 2013, như vậy bạn đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng. Vì vậy, bạn được hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp do phù hợp với điểm c, khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm quy định về hợp đồng làm việc có đủ thời hạn từ 3 tháng đến dưới 12 tháng và bạn nghỉ việc theo đúng quy định của pháp luật mà không phải do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật hay bị sa thải.

 

Nếu công ty B cho bạn làm việc hết tháng 4, thì bạn vẫn được hưởng trợ chế độ thai sản. Trong trường hợp này bạn vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Do quy định của bảo hiểm xã hội và trợ cấp thất nghiệp là hai chế định độc lập với nhau. Chỉ cần bạn đủ điều kiện hưởng với mỗi chế độ thì sẽ được hưởng đồng thời cả trợ cấp thất nghiệp và chế độ thai sản.

 

---------------------

Câu hỏi thứ 2 - Chuyển đổi vị trí công tác đối với viên chức sau nghỉ thai sản quy định thế nào?

 

Kính thưa Luật sư! Tôi có vái vấn đề chưa thật sự rõ và xin trình bày như sau: Tôi là Giáo viên và vợ tôi cũng là giáo viên đang nghỉ chế độ thai sản đền hết ngày 30/11/2017 thì trở lại làm việc. Nhưng theo phân công của Ban giám hiệu nhà trường thì sau khi trở lại làm việc thì có 2 vấn đề: một là đi dạy ở điểm trường xa nhà( nhà cách điểm chính 500m, cách điểm lẻ 2km) khó cho việc chăm con nhỏ. Hai là tiền lương giảm so với trước khi nghỉ thai sản (điểm lẻ không còn là vùng đặc biệt khó khăn). Tôi có xem qua luật lao động 2012 nhưng chưa thật sự rõ. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. xin chân thành cám ơn!

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây: 

 

>> Quy định về chuyển công tác đối với viên chức hiện nay?

 

Theo thông tin bạn cung cấp thì sau khi nghỉ hết chế độ thai sản, Ban giám hiệu nhà trường phân công vợ bạn giảng dạy tại một địa điểm khác xa nhà.

 

Căn cứ Điều 5 Nghị định 158/2007/NĐ – CP quy định danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,viên chức như sau:

 

Điều 5. Nội dung và hình thức thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
 

1. Nội dung định kỳ chuyển đổi vị trí công tác: 
a) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác từ bộ phận này sang bộ phận khác cùng chuyên môn, nghiệp vụ trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giữa các lĩnh vực, địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý;
b) Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phạm vi quản lý của cơ quan, tổ chức và đơn vị quy định tại khoản 1 Điều 2 nghị định này.
 

2. Định kỳ chuyển đổi vị trí công tác chỉ được thực hiện bằng việc ban hành quyết định điều động, bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Như vậy, trong quá trình công tác, đơn vị có thể định kỳ chuyển đổi vị trí công tác của viên chức trong địa bàn được phân công theo dõi, phụ trách, quản lý. Tuy nhiên, tại Điều 6 Nghị định 158/2007/NĐ-CP về những trường hợp chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác:

 

Điều 6. Những trường hợp chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác    

 

1. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
 

2. Cán bộ, công chức, viên chức đang trong thời gian bị khởi tố, điều tra hoặc có liên quan đến công việc đang bị thanh tra, kiểm tra.
 

3. Cán bộ, công chức, viên chức đang điều trị bệnh hiểm nghèo theo quy định của Bộ Y tế, đi học dài hạn hoặc được cử đi biệt phái.
 

4. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trường hợp phải nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi (do vợ mất hoặc trường hợp khách quan khác) thì cán bộ, công chức, viên chức nam cũng được áp dụng như cán bộ, công chức nữ quy định tại khoản này.

 

Vợ bạn đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi nên thuộc trường hợp chưa thực hiện việc định kỳ chuyển đổi vị trí công tác. Vợ bạn có thể căn cứ vào quy định trên để khiếu nại lên Ban giám hiệu nhà trường.

 

Trân trọng.
Luật gia / CV tư vấn: Nguyễn Hồng - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo