Nguyễn Văn Cảnh

Chế độ thai sản như thế nào?

Luật sư tư vấn chế độ nghỉ lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn được giải quyết như thế nào?Thời gian nghỉ của tôi bắt đầu từ ngày nhập viện hay tính từ ngày ra viện? Do trường thiếu giáo viên, nếu trong thời gian tôi nghỉ chế độ thai sản mà đi dạy các tiết học thì được tính như thế nào?

 

Nội dung tư vấn: Tôi là giáo viên THPT bắt đầu đi làm từ năm 2019. Hệ số lương hiện tại 3.33, phụ cấp 30%, phụ cấp thâm niên 9%. Đóng các khoản: BHXH 8%, BHYT 1.5%, BHTN 1%. Hiện tại tôi đang mang thai hơn 8 tuần tuổi nhưng thai chết lưu. Tôi phải nhập viện để điều trị.Xin nhờ bảo hiểm tư vấn giúp tôi chế độ nghỉ của tôi, lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn được giải quyết như thế nào? Thời gian nghỉ của tôi bắt đầu từ ngày nhập viện hay tính từ ngày ra viện? Do trường thiếu giáo viên, nếu trong thời gian tôi nghỉ chế độ thai sản mà đi dạy các tiết học thì được tính như thế nào? Rất mong nhận được hồi đáp! Trân trong cám ơn!

 

Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:
 

Trường hợp chị tham gia BHXH mà thai chết lưu được hơn 8 tuần, được quy định điểm b, Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

 

“1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

 

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

…..

 

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

 

Như vậy, trường hợp thai chết lưu được hơn 8 tuần thì chị sẽ được nghỉ tối đa 20 ngày. Thời gian nghỉ việc cụ thể của chị sẽ xác định theo giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú hoặc giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú. Nếu chị điều trị nội trú thì thời gian tính hưởng chế độ sẽ xác định từ thời điểm nhập viện.

 

Mức hưởng chế độ thai chết lưu được quy định tại Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

 

“Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

 

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội

 

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.”

 

Mức hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu = (Mức lương bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc : 30) x số ngày được nghỉ.

 

Do chế độ bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, ... Do đó, nếu như trong thời gian nghỉ hưởng chế độ thai lưu mà chị vẫn đi làm tại cơ quan thì cơ quan có trách nhiệm chi trả tiền lương cho chị trong những ngày đó mà BHXH sẽ không chi trả chế độ thai lưu.

 

Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn lao động - Công ty Luật Minh Gia
 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo