Nguyễn Thu Trang

Chế độ thai sản đối với người bị sẩy thai.

Pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ như thai sản, ốm đau, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Đặc biệt, đối với lao động nữ đang mang thai thì pháp luật đặc biệt ưu tiên về các quyền lợi, kể cả với những lao động nữ có thai nhưng nạo, hút thai, bị sảy thay, thai chết lưu,…

1. Luật sư tư vấn Luật Bảo hiểm xã hội

Chế độ thai sản được pháp luật quy định để đảm bảo quyền lợi của lao động nữ khi sinh con. Với quy định như vậy, đặc biệt là đối với lao động nữ sẽ được ưu tiên bảo vệ bởi sinh con là nghĩa vụ cao cả và thiêng liêng của người mẹ, hầu hết lao động nữ nào cũng sẽ ít nhất một lần trong đời hưởng chế độ này. Vậy nên mỗi người lao động cần nắm rõ quy định của pháp luật về chế độ thai sản từ điều kiện hưởng đến chế độ hưởng để đảm bảo quyền và lợi ích của mình.

Có rất nhiều trường hợp người lao động nữ dù không mong muốn nhưng nếu sức khỏe yếu hoặc do yếu tố khác tác động từ bên ngoài có thể bị sảy thai. Để phần nào bù đắp, hỗ trợ sự mất mát đó, Luật Bảo hiểm xã hội quy định về các quyền lợi lao động nữ được hưởng khi bị sảy thai. Tuy nhiên nhiều người lao động thường không biết đến quy định này dẫn đến quá hạn nộp hồ sơ để hưởng tiền thai sản.

Nếu bạn chưa tìm được cách giải quyết hoặc chưa tìm được những căn cứ pháp luật để hiểu rõ về chế độ thai sản, bạn hãy liên hệ Tổng đài Luật Minh Gia 1900.6169 để đội ngũ Luật sư tư vấn của chúng tôi giải đáp cho bạn. Bạn cũng có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để hiểu hơn về quyền lợi của người lao động hưởng chế độ thai sản.

2. Tư vấn về chế độ thai sản khi doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội

Câu hỏi tư vấn: Cho em hỏi trường hợp giải quyết chế độ sẩy thai, theo chế độ thì được nghỉ 20 ngày đối với thai từ 1 - dưới 3 tháng. Nhưng trong giấy ra viện ghi có 5 ngày (ngày vào viện: 16/07/2020 , ngày ra viện: 20/07/2020). Vậy thì trong trường hợp này có cần thêm giấy tờ gì nữa không?

Trả lời: Rất cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Đối với vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Điều 33 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

Theo như quy định của pháp luật thì việc lao động nữ được hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo hút thai không phụ thuộc vào việc giấy ra viện của bệnh viên mà pháp luật quy định là đối với trường hợp thai từ 1 tháng đến dưới 3 tháng thì sẽ được nghỉ 20 ngày. Như vậy, chị chỉ cần giấy chứng nhận của bệnh viện về việc sẩy thai của mình thì sẽ được nghỉ theo luật định.

Mặt khác, theo quy định tại điều 101 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về hồ sơ hưởng chế độ thai sản, chị có thể tham khảo dưới đây:

“Điều 101. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản

1. Hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

a) Bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao giấy chứng sinh của con;

b) Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, bản sao giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp sau khi sinh con mà mẹ chết;

c) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về tình trạng người mẹ sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;

d) Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;

đ) Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 31 của Luật này.

2. Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý, người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại khoản 1 Điều 37 của Luật này phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp điều trị ngoại trú, bản chính hoặc bản sao giấy ra viện đối với trường hợp điều trị nội trú.

3. Trường hợp người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.

4. Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con phải có bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế đối với trường hợp sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi.

5. Danh sách người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập.”

Nếu còn vướng mắc về trình tự, thủ tục và mức hưởng thai sản, bạn hãy liên hệ tới bộ phận Luật sư tư vấn trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp cụ thể.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo