Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chế độ thai sản đối với lao động chưa đóng BHXH đủ 6 tháng

Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những quy định có lợi cho người lao động vì bảo hiểm xã hội vốn dĩ là một khoản bù đắp cho người lao động trong và sau khi tham gia vào quan hệ lao động. Hiện nay pháp luật ghi nhận hai hình thức tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về bảo hiểm xã hội.

Ngay ở trong thuật ngữ thì có thể thấy các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tư nguyện là khác nhau, theo đó một người không thể cùng một lúc vừa tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và bảo hiểm xã hội bắt buộc. Xét về bản chất, Bảo hiểm xã hội bắt buộc có phần chặt chẽ hơn so với bảo hiểm xã hội tự nguyện ngay cả về đối tượng và về trình tự, thủ tục. Bên cạnh đó, bảo hiểm xã hội bắt buộc ràng buộc trách nhiệm pháp lý ba bên bao gồm người sử dụng lao động, người lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội còn bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ ràng buộc trách nhiệm pháp lý giữa cơ quan bảo hiểm xã hội và người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

Hỏi: Kính chào công ty Luật Minh Gia em muốn nhờ công ty giải đáp giúp em câu hỏi về đóng bảo hiểm để hưởng chế độ khi nghỉ sinh. Nếu tôi được công ty đóng bảo hiểm cho từ tháng 6 năm 2015  (dương lịch) đến tháng 11/2015 (tức là được 6 tháng gồm tháng 6,7,8,9,10,11 ), nhưng chưa hết tháng 11 ví dụ khoảng 20/11/2015 tôi đã sinh thì tôi có được  hưởng bảo hiểm thai sản theo chế độ đóng đủ 6 tháng trước khi sinh không ạ?

- Số tiền phải đóng bảo hiểm cho mức lương 5 triệu có phải là gần 1,7 triệu không ? (30% lương phải không ạ ?).

- Và số tiền tôi được hưởng thai sản có phải là 30 triệu ( = 5 triệu x 6 tháng) đúng không ạ?

- Tôi có được hưởng lương của các tháng nghỉ sinh không ạ?

Mong sớm nhận được câu trả lời qua email. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Chế độ thai sản đối với lao động chưa đóng BHXH đủ 6 tháng

Chế độ thai sản đối với lao động chưa đóng BHXH đủ 6 tháng

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện nay, lao động nữ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con thì sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Căn cứ:

Điều 28 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.  

Do đó , để được hưởng chế độ thai sản, công ty bạn phải báo giảm lao động đóng BHXH với bên BHXH vào đầu tháng 12. Khi làm chế độ thai sản cho người lao động cần có giấy khai sinh của con để nộp bên BHXH.

Về mức lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động là do bên phia công ty quy định và thỏa thuận với người lao động nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng. Mức lương dùng làm căn cứ đóng BHXH cho bạn là 5 triệu, trong đó người sử dụng lao động đóng 18%, người lao động đóng 8%, tổng là 26% tương ứng với 1.300.000 đồng ( mức đóng này chưa kể BHYT và BHTN ).

Về mức hưởng chế độ thai sản được quy định như sau:

Điều 35 – Luật bảo hiểm xã hội 2006. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. 

Căn cứ vào quy định trên, mức hưởng chế độ thai sản cho 6 tháng nghỉ thai sản cảu bạn sẽ là 30.000.000 đồng. Trong quá trình nghỉ sinh, bạn không phải đóng BHXH, đồng thời bên phía doanh nghiệp không có nghĩa vụ chi trả tiền lương cho bạn bởi bạn đã nghỉ để hưởng chế độ BHXH. Căn cứ:

Điều 157 – Bộ luật lao động 2012. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Căn cứ vào các quy định trên, bạn có thể đối chiếu vào trường hợp của mình để biết được những chế độ đối với lao động nữ khi mang thai và áp dụng cho phù hợp khi nghỉ hưởng chế độ thai sản.

-----------

>> Tư vấn thắc mắc về chế độ thai sản, gọi: 1900.6169

Câu hỏi thứ 2 - Mức lương làm căn cứ tính trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng quy định thế nào?

Chào các bác cho e hỏi nhờ chút ạ e đk tuyển dụng vào làm cán bộ công chúc năm 2012 e có quyết định được hỗ trợ 10 tháng lương hỗ trợ ban đầu ? Kế toán xã e làm hỗ trợ tối thiểu cho e ở mưc lương tối thiểu là 730.000₫ mà quyết định được hưởng lại ra vào năm 2015 ở mức lương 1.150.000₫ kế toán làm 4 tháng năm 2012 còn lại từ 5/2012 là làm được hưởng mức 1.150.000₫ nếu tính như kế toán xã e làm là e đươch hưởng có 9.800.000₫ còn các xã khác thì kug vào công tác thời gian đó với e ? Nhưg vẫn làm ở mức tối thiểu là 1.210.000₫ mong các a tư vấn giúp e vs ạ.

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự qua bài viết cụ thể sau đây: 

>> Điều kiện hưởng trợ cấp lần đầu theo Nghi đinh 116/2010/NĐ-CP

Với thông tin mà anh/chị cung cấp thì chúng tôi hiểu anh/chị đang thắc mắc về chế độ trợ cấp lần đầu khi đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 

Căn cứ Điều 6 Nghị định 116/2010/NĐ-CP về Trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng:

"Đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn từ 3 năm trở lên đối với nữ và từ 5 năm trở lên đối với nam được hưởng trợ cấp như sau:

1. Trợ cấp lần đầu bằng 10 tháng lương tối thiểu chung;

2. Trường hợp có gia đình chuyển đi theo thì ngoài trợ cấp lần đầu, còn được trợ cấp tiền tàu xe, cước hành lý cho các thành viên trong gia đình cùng đi và hưởng trợ cấp chuyển vùng bằng 12 tháng lương tối thiểu chung cho hộ gia đình;

3. Chỉ thực hiện một lần mức trợ cấp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này trong cả thời gian công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn".

Về mức lương cơ sở làm căn cứ tính trợ cấp lần đầu được hướng dẫn tại công văn 1784/BNV-TL Về việc thực hiện Nghị định số 116/2010/NĐ-CP:

"2. Về trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng quy định tại Điều 6 Nghị định số 116/2010/NĐ-CP:

Cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang được cơ quan có thẩm quyền quyết định đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2011 (ngày Nghị định số 116/2010/NĐ-CP có hiệu lực thi hành) được chi trả trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng ngay khi cán bộ, công chức, viên chức đến nhận công tác và được tính theo mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chi trả".

Như vậy, mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính trợ cấp lần đầu được tính theo mức lương cơ sở tại thời điểm chi trả.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo