Lò Thị Loan

Chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn theo quy định hiện nay có bắt buộc không ?

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,...Vậy kinh phí hoạt động đối với công đoàn mới thành lập, chế độ phụ cấp cho cán bộ công đoàn, thực hiện tổ chức đối thoại với công đoàn được thực hiện như thế nào? Và các vấn đề pháp lý có liên quan.

Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Nếu bạn cũng có thắc mắc tương tự thì hãy liên hệ với chúng tôi

1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tổ chức công đoàn.

Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về tổ chức công đoàn như:

+ Nắm được các điều kiện, trình tự và thủ tục thành lập tổ chức công đoàn;

+ Nắm được các kinh phí hoạt động của công đoàn và phụ cấp cho cán bộ công đoàn;

+ Biết được những phương thức đối thoại trực tiếp với công đoàn theo quy định của pháp luật hiện hành;

Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây: 

2) Quy định pháp luật về tổ chức công đoàn.

Nội dung tư vấn: Chào luật sư.Công ty tôi mới thành lập công đoàn. Tôi muốn hỏi luật sư 3 câu hỏi.1. Kinh phí hoạt động công đoàn, cty phải chi cho công đoàn = 2% x Tổng quỹ lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ công ty. Công ty trả lời không tiết lộ lương, điều đó có nghĩa là công ty chi cho bao nhiêu chỉ được hưởng bấy nhiêu. Điếu đó có sai quy định pháp luật ko? 2. Phụ cấp cho cán bộ công đoàn: Cho tôi hỏi cái phụ cấp này là bắt buộc phải có hay tùy công ty, phụ thuộc quỹ công đoàn. 3. Phương thức đối thoại với doanh nghiệp Bên công ty tôi tổng giám đốc ko đối thoại trực tiếp với công đoàn mà ủy quyền cho trưởng phòng hành chính nhân sự. Điều này có sai quy định pháp luật không? Tôi xin trân thành cảm ơn. Rât mong luật sư giải đáp sớm nhất giúp tôi để tôi trình ý kiến lên BCH công đoàn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, kinh phí hoạt động công đoàn.

Căn cứ theo Điều 26 Luật Công đoàn 2012 quy định về tài chính công đoàn như sau:

“Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

...”.

Theo đó, quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động (mức tiền lương) đã được thỏa thuận và ghi nhận trong hợp đồng lao động giữa bạn và công ty nơi bạn làm việc. 

Nguyên tắc thu, chi tài chính công đoàn, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định số 1910/QĐ-TLĐ xác định như sau: "3. Công đoàn cơ sở phải thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thu theo phân cấp của Tổng Liên đoàn. Chi đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch, thực hiện chế độ quản lý tài chính theo quy định của Nhà nước và quy định của Tổng Liên đoàn". 

Theo đó, công đoàn cơ sở phải thu đầy đủ các khoản thu, các khoản chi phải đảm bảo công khai, minh bạch và quản lý tài chính theo quy định của cấp trên. Đồng thời, theo khoản 4 Điều 8 Quyết định 1910 trên, thì các khoản thu, chi, quản lý tài chính công đoàn cơ sở phải được phản ánh đầy đủ vào sổ sách kế toán, chịu sự giám sát của đoàn viên công đoàn và người lao động tại đơn vị.

Vì lẽ đó, công ty sẽ phải thực hiện thu, chi tài chính công đoàn một cách công khai, minh bạch và chi đúng, ghi cụ thể vào sổ sách kế toán, nếu công ty không công khai mức chi thì trong trường hợp này là trái với quy định của pháp luật, không đảm bảo quyền giám sát của đoàn viên công đoàn và người lao động tại đơn vị. Vì vậy, người lao động có quyền khiếu nại đối với hành vi này của công ty.

Thứ hai, phụ cấp cho cán bộ công đoàn.

Căn cứ vào Quyết định 1439/QĐ-TLĐ quy định về chế độ phụ cấp đối với cán bộ công đoàn, theo đó tại phần I có quy định về các đối tượng được phụ cấp theo quyết định này như sau: “1. Phụ cấp cán bộ công đoàn theo Quy định này, bao gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam).

Chi phụ cấp cán bộ công đoàn phải đúng đối tượng, tiêu chuẩn, định mức và sử dụng trong phạm vi nguồn kinh phí theo quy định của Tổng Liên đoàn.

2. Phụ cấp cán bộ công đoàn không tính để đóng và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế. Khi thôi giữ chức vụ kiêm nhiệm, cán bộ công đoàn thì thôi hưởng phụ cấp cán bộ công đoàn từ tháng tiếp theo”.

Như vậy, phụ cấp cán bộ công đoàn gồm: Phụ cấp kiêm nhiệm đối với chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên cơ sở trở lên hoạt động kiêm nhiệm; Phụ cấp trách nhiệm đối với cán bộ công đoàn (cán bộ công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam). Khoản phụ cấp này là bắt buộc theo quy định của Tổng liên đoàn Lao động trên cơ sở nguồn kinh phí chi trả phụ cấp, công đoàn cơ sở được sử dụng tối đa 30% số thu kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn để chi. Tuy nhiên mức chi thì Công đoàn cơ sở phải căn cứ vào khả năng nguồn kinh phí được sử dụng và nhu cầu thực tế của đơn vị được điều chỉnh đối tượng, mức chi, thời gian chi (tháng, quý, năm) phụ cấp cán bộ công đoàn cho phù hợp, nhưng phụ cấp kiêm nhiệm không quá hệ số 0,7; phụ cấp trách nhiệm không quá hệ số 0,3.

Thứ ba, phương thức đối thoại trực tiếp với công đoàn.

Căn cứ theo Điều 63 Bộ luật Lao động 2012 quy định về mục đích và hình thức đối thoại tại nơi làm việc như sau:

“1. Đối thoại tại nơi làm việc nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.

2. Đối thoại tại nơi làm việc được thực hiện thông qua việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động, bảo đảm việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

...”.

Theo đó, đối thoại trực tiếp tại nơi làm việc được tiến hành bởi các thành phần là người sử dụng lao động, người lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động (Ban chấp hành công đoàn cơ sở) với người sử dụng lao động. Vấn đề đối thoại không bắt buộc phải là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc tham gia, trường hợp này có thể ủy quyền cho trưởng phòng hành chính nhân sự thực hiện đối thoại trực tiếp với công đoàn, do đó điều này không trái với quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo