LS Nguyễn Phương Lan

Chế độ nghỉ phép và điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội

Chế độ nghỉ phép của người lao động là quyền lợi mà người lao động được hưởng khi thực hiện hợp đồng. Theo đó, trong mỗi năm người lao động sẽ được nghỉ một số lượng ngày nhất định và tăng lên phụ thuộc và thâm niên của người lao động. vậy, chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội của người lao động được quy định như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn các vấn đề trên như sau:

1. Luật sư tư vấn về chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội của người lao động

Chế độ nghỉ phép của người lao động được quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản liên quan, đây là quyền, lợi ích chính đáng của người lao động khi thực hiện hợp đồng lao động. Người lao động cần nắm rõ các quy định của Bộ luật lao động 2012 và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan để nắm rõ quy định về vấn đề này.

Trong trường hợp bạn đang có thắc mắc, chưa hiểu rõ về chế độ nghỉ phép, các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động, hãy đặt câu hỏi để được hướng dẫn tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống tư vấn của Luật Minh Gia dưới đây để có thêm thông tin pháp lý về Bảo hiểm xã hội và đối chiếu với trường hợp của mình.

2. Hỏi về chế độ nghỉ phép, bảo hiểm xã hội của người lao động

Nội dung câu hỏi như sau:

Chào Anh/Chị Luật Sư! Hiện tại tôi đang làm ở một công ty tư nhân. Tôi là sinh viên mới ra trường nên cũng chưa rõ lắm về luật lao động cũng như quyền lợi của người lao động. Công ty tôi đang làm hiện chưa có chế độ nghỉ phép cho nhân viên, tôi có hỏi thăm nếu xin nghỉ 1 ngày làm việc thì sẽ bị trừ 1 ngày rưỡi lương. Liệu như vậy có thỏa đáng? 

Về chế độ Bảo hiểm, công ty nói nếu tôi quyết định làm lâu dài thì sau khi thử việc 2 tháng có thể đề xuất lên để mua bảo hiểm, hoặc là sau 6 đến 12 tháng làm việc công ty sẽ xem xét mua bảo hiểm cho tôi sau. Anh/Chị có thể tư vấn giúp tôi về mấy phần này cho tôi rõ được không? Cám ơn và chúc anh/chị sức khỏe!

Tư vấn:

Chào chị, cảm ơn chị đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được trả lời yêu cầu của chị như sau:

Thứ nhất, về chế độ nghỉ phép của chị thì theo quy định của Bộ luật lao động 2012 về chế độ nghỉ phép thì chị có thể được nghỉ với chế độ nghỉ hằng tuần và nghỉ hàng năm như sau:

“Điều 110. Nghỉ hằng tuần

1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.”

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

“Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc.

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Thứ hai, về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội thì theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

“Điều 99. Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội

1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:

a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:

a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;

b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;

c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;

d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

...”

Vì trường hợp của chị chỉ giao kết hợp đồng thử việc 2 tháng thì trong 2 tháng này chị sẽ chưa đủ điều kiện để xem xét đóng bảo hiểm xã hội vì hợp đồng thử việc không phải đối tượng đóng BHXH bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

...”

Vậy với trường hợp của chị thì chỉ khi chị kí kết hợp đồng lao động với công ty thì sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động thì công ty sẽ nộp hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho chị với tổ chức bảo hiểm. Như vậy, thì chị không phải chờ từ 6 tháng tới 12 tháng mới được xem xét mua bảo hiểm xã hội bắt buộc khi đồng ý làm việc dài hạn với công ty.

-----

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được xác định như thế nào?

Câu hỏi:

Tôi đi làm từ tháng 7 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013. Sau đó bị bệnh xin nghỉ thì hưởng được trợ cấp tát nghiệp 6 tháng, chưa giải quyết sổ BHXH 1 lần. Đến tháng 6 năm 2014 tôi lại tiếp tục đi làm và nộp sồ BHXH đến tháng 10 năm 2016, sau đó hưởng trợ cấp thất nghiệp được 3 tháng. Nay tôi đã muốn giải quyết sổ BHXH trong đó có ghi là: 7 năm 9 tháng ( Tổng thời gian đóng BHXH ), Vậy Tôi được hưởng bao nhiêu tháng khi kết sổ luôn. Xin cho biết:

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp thì có thể xác định bạn đang muốn giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội một lần. Do đó, bảo hiểm xã hội một lần của bạn được xác định theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2014. Cụ thể:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần 

...

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Theo đó, với thời gian công tác trên thì bạn có 6 năm tham gia đóng bảo hiểm trước 2014 và 1 năm 9 tháng đóng bảo hiểm sau năm 2014 (làm tròn 2 năm) nên mức hưởng bảo hiểm một lần được xác định:

Giai đoạn trước năm 2014:  6 x 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội = 9 tháng.

Giai đoạn sau năm 2014:    2 x 2 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội    = 4 tháng.

Tức tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội một lần của bạn được hưởng bằng 13 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Tháng 7 năm 2007 đến tháng 07 năm 2013. Sau đó bị bệnh xin nghỉ thì hưởng được trợ cấp tát nghiệp 6 tháng, chưa giải quyết sổ BHXH 1 lần. Đến tháng 6 năm 2014 tôi lại tiếp tục đi làm và nộp sồ BHXH đến tháng 10 năm 2016, sau đó hưởng trợ cấp thất nghiệp được 3 tháng. Nay tôi đã muốn giải quyết sổ BHXH trong đó có ghi là: 7 năm 9 tháng ( Tổng thời gian đóng BHXH ), Vậy Tôi được hưởng bao nhiêu tháng khi kết sổ luôn.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo