Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chế độ hưu trí trong một số tính huống thực tiễn.

Luật sư tư vấn về cách thức người lao động hưởng chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội khi không còn đủ sức khỏe để công tác và tham gia lao động. Cụ thể như sau:

  

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 1: Hỏi về độ tuổi nghỉ hưu đối với nam

Tôi là Trương Văn Định (14/12/1963) = 52 tuổi 1 tháng, thuộc diện tinh giản biên chế, nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/7/2016, có thời gian công tác đóng bảo hiểm xã hội là 32 năm 10 tháng (9/1983) với chức danh nhạc công tuồng thuộc công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm.xin được hỏi:thời gian tôi được tính trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi là đến 55 tuổi (2 năm 6 tháng) hay 60 tuổi (7 năm 6 tháng).mong được sớm hồi âm. xin trân trọng cảm ơn

 

Trả lời tư vấn:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì đối với nam, có từ đủ 15 năm làm công việc độc hại nguy hiểm, nặng nhọc, nguy hiểm thì độ tuổi nghỉ hưu từ đủ 55 đến đủ 60 tuổi. 

Trường hợp bác không đủ 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì độ tuổi nghỉ hưu là từ đủ 60 tuổi trở lên.

Bác tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

1 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 2: Tư vấn về hưu khi suy giảm khả năng lao động​

Tôi sinh tháng 9/1962; dạy học từ năm 1982; năm 2015 tôi bị tai biến (liệt nửa người) nên không thể đến lớp dạy học được. Nhà trường cho tôi nghỉ không lương (có đóng BHXH cho tôi) và làm thủ tục để tôi được nghỉ theo chính sách tinh giản biên chế NĐ 108; nhưng đến nay đã một năm vẫn chưa được giải quyết và nhà trường có thông báo lại là không giải quyết được theo NĐ 108 mà yêu cầu làm thủ tục nghỉ hưu trước tuổi do sức khỏe (vì đã quá tuổi). Vậy xin Luật sư tư vấn cho để bớt gánh nặng cho chồng con. Tôi xin chân thành cám ơn.

 

Trả lời tư vấn:

Chào chị! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
1. Điều kiện về hưu khi suy giảm khả năng lao động
 
Khoản 1 Điều 55 Luật Bảo hiểm Xã hội 2014 về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động quy định:
 
“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
 
a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
 
b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
 
c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.
…”
 
Theo đó, điều kiện hưởng lương hưu trước tuổi vì lý do sức khỏe là phải suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
 
Về thủ tục và hồ sơ, chị vui lòng tham khảo bài viết “Thủ tục và hồ sơ nghỉ hưu do suy giảm khả năng lao động” đã đăng trên trang web Luật Minh Gia.
 
2. Giám định suy giảm khả năng lao động
 
Về tỷ lệ thương tật, chị có thể tham khảo Bảng 1 Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH để ước tính tỷ lệ thương tật của mình, theo đó, liệt nửa người nhẹ được xác định là suy giảm 36-40%, liệt nửa người vừa là 61-65%, mức độ nặng là 71-75% và liệt nửa người hoàn toàn là 85%.
 
Hồ sơ làm thủ tục giám định lần đầu theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 07/2010/TT-BYT bao gồm:
 
“a) Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH, cơ quan BHXH cấp tỉnh cấp giấy giới thiệu theo mẫu quy định tại Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư này;
 
b) Giấy đề nghị giám định theo mẫu quy định tại Phụ lục số 2 ban hành kèm theo Thông tư này;
 
c) Tóm tắt hồ sơ của người lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.”
 
Sau khi tiếp nhận hồ sơ giám định hợp lệ, chậm nhất là trong thời gian 15 ngày làm việc, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm chuyển hồ sơ giám định đến Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Nếu hồ sơ giám định không hợp lệ, người sử dụng lao động hoặc cơ quan BHXH cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho người lao động hoặc thân nhân người lao động.
 

2 |==========================

 

Câu hỏi đề nghị tư vấn thứ 3: Tư vấn về nghỉ hưu do dôi dư nhân sự.

Xin cho hỏi, đến tháng 11 năm nay tôi vừa tròn 52 tuổi, tôi đang làm kế toán tại 1 đơn vị sự nghiệp có thời gian đóng bảo hiểm là 33 năm. Khoảng tháng 7 năm nay, đơn vị tôi xác nhập với 1 đơn vị sự nghiệp khác, vì vậy sẽ có 2 kế toán, nếu tôi muốn xin nghỉ theo trường hợp tinh giản biên chế do dôi dư sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự như vậy có được không? Xin trả lời giúp tôi, xin cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Đối tượng tinh giảm biên chế theo NĐ 108/2014/NĐ-CP

Nghỉ hưu trước tuổi trong trường hợp tinh giảm biên chế

Các chế độ được hưởng khi nghỉ hưu do tinh giảm biên chế.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị: Nghị định 108/2015; Luật bảo hiểm xã hội 2014; ....

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo