Nông Bá Khu

Chế độ cho thân nhân của người có công với cách mạng khi họ mất

Nhằm tri ân với những người đã hi sinh, chiến đấu trong kháng chiến để bảo vệ sự độc lập dân tộc và sự toàn vẹn lãnh thổ, Nhà nước đã và đang có những chính sách cần thiết để hỗ trợ cho những người có công với cách mạng. Song song với đó, các chính sách đối với thân nhân người có công với cách mạng cũng được Nhà nước chú trọng nhằm đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống của họ. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về chế độ người có công với cách mạng.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đều hướng đến việc các chính sách đối với người có công với cách mạng phải tương xứng, cao hơn các chế độ bảo trợ xã hội khác và phải xứng với công lao, cống hiến đối với từng đối tượng. Các chế độ có thể kể đến như chế độ mai táng phí, chế độ trợ cấp hàng tháng, chế độ khám chữa bệnh theo quy định của Luật bảo hiểm y tế, chế độ miễn hoặc giảm học phí trong quá trình học tập, cộng điểm ưu tiên khi tham gia các kỳ thi như kỳ thi THPT quốc gia…Bên cạnh đó, những người hi sinh trong khi thực hiện nhiệm vụ thì thân nhân của họ cũng được hưởng những chính sách nhất định theo quy định của pháp luật.

 Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này, đừng ngần ngại hãy liên lạc với chúng tôi qua hotlline 1900.6169 để được hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc các vấn đề pháp lý.

Để giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

2. Khi người có công với cách mạng chết thì nhân thân của họ được hưởng chế độ gì?

Nội dung yêu cầu tư vấn: Em chào các anh/chị, em là Đông ở Nam Định, em có một số vấn đề muốn sự giúp đỡ từ các anh chị về chế độ ưu đãi đối với thân nhân của người có công với cách mạng đã mất . Em rất mong nhận được sự giúp đỡ của anh chị và quý công ty, em cảm ơn ạ ! Vấn đề của em như sau : Ông nội em là chiến sĩ tham gia kháng chiến ( em cũng không rõ ông tham gia từ năm nào).Ông được công nhận và thương binh năm 1956. Đến năm 1958 ông nhận được Huy Chương Chiến Thắng hạng hai ( em gửi kèm giấy tờ trong mail). Sau đó ông em mất năm 1965 trong khi sơ tán. Sau khi ông mất các thân nhân của ông (vợ và 2 con) đều chưa được hưởng chính sách gì từ nhà nước. Lúc ông mất bố em khoảng 1.5 tuổi, bác em khoảng 3 tuổi. Hiện nay bà em 89 tuổi, bố em 53 tuổi và bác em 56 tuổi. Em muốn hỏi anh/chị, liệu gia đình em có được hưởng chính sách gì của nhà nước không ạ. Nếu được thì gia đình em phải làm những giấy tờ gì và thủ tục như thế nào ạ? Em rất mong nhận được hồi âm của anh,chị. Em cảm ơn ạ !

Trả lời tư vấn:  Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Tại Nghị định số 31/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng có quy định về các chế độ ưu đãi khi người có công với cách mạng đã mất đối với thân nhân, gia đình của họ. Tuy nhiên, do bạn không không xác định được ông bạn tham gia kháng chiến vào thời gian nào (trước, trong hay sau thời điểm năm 1945) nên chúng tôi xin đưa ra các một quy định cụ thể về vấn đề ưu đãi cũng như thủ tục hưởng ưu đãi đối với thân nhân, gia đình của người có công với cách mạng như sau: 

Điều 10 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP quy định Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 khi chết sẽ được các ưu đãi như sau:

"1. Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi.

2. Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 9 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 50 triệu đồng. Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.

3. Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;

b) Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;

c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

d) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn."

Điều 16 quy định về chế độ ưu đãi người hoạt động cách mạng từ 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng 8 năm 1945 như sau: 

"Điều 16. Chế độ ưu đãi khi người hoạt động cách mạng chết

1. Người hoạt động cách mạng đang hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh mà chết thì người tổ chức mai táng được nhận mai táng phí; đại điện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần bằng ba tháng trợ cấp ưu đãi.

2. Người hoạt động cách mạng chết mà chưa được hưởng chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 10 của Pháp lệnh thì đại diện thân nhân được hưởng trợ cấp một lần mức 25 triệu đồng.

Trường hợp không còn thân nhân thì người thờ cúng được hưởng trợ cấp một lần mức 10 triệu đồng.

3. Thân nhân được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng cụ thể như sau:

a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ tháng liền kề khi người hoạt động cách mạng chết;

b) Trường hợp người hoạt động cách mạng đã chết nhưng sau ngày 31 tháng 12 năm 2012 mới được công nhận thì cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con dưới 18 tuổi hoặc con từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ thời điểm ra quyết định công nhận;

c) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng từ nhỏ, sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

d) Con bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng sau khi đủ 18 tuổi nếu suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, không có thu nhập hàng tháng hoặc thu nhập hàng tháng thấp hơn 0,6 lần mức chuẩn được hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng từ ngày Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền kết luận;

đ) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng bằng 0,8 lần mức chuẩn."

Bạn cần xác minh lại các thông tin về thời điểm ông bạn tham gia kháng chiến, theo đó đối chiếu với quy định trên để xác định chế độ mà gia đình được hưởng. 

Về mặt thủ tục, Điều 13 Nghị định 31/2013 gồm: bản khai  về quá trình hoạt động cách mạng có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú kèm biên bản ủy quyền; Lý lịch cá nhân, lý lịch đảng viên,…

Hồ sơ nộp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi gia đình bạn cư trú. 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chế độ cho thân nhân của người có công với cách mạng khi họ mất. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo