Nguyễn Ngọc Ánh

Chế độ BHXH, BH thất nghiệp khi người lao động xin nghỉ việc hoặc bị sa thải

Nội dung yêu cầu Tôi vào làm việc từ ngày 03/08/2009 cho đển 03/10/2009 tôi kí hợp đồng chính thức cho đến 03/10/2010, và tôi lý lại hợp đồng 03/10/2010 đến 03/102012, tôi lại ký hợp đồng 03/10/2012 đến 03/10/2014, từ 03/10/2014 tôi ký hợp đồng không thời hạn cho đến nay. từ khi ký hợp đồng với công ty 03/10/2009 tôi đã đóng BH đầy đủ, vậy cho tôi xin hỏi :

 

1/ nếu tôi làm đơn xin nghĩ việc thì tôi được hưởng chế độ gì ? (phía công ty, về phía BHXH. BHTN)?

2/ nếu tôi bị quyết định sa thải thì tôi được hưởng chế độ gì ? (phía công ty, về phía BHXH. BHTN)?

Tôi chân thành cảm ơn !

 

Trả lời:

 

Cảm ơn anh đã tin tưởng vả gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của anh như sau:

Nếu anh làm đơn xin nghỉ việc.

Theo như anh trình bày, hợp đồng hiện tại mà anh và công ty ký kết là hợp đồng không thời hạn. Theo quy định tại khoản 3 Điều 37 BLLĐ 2012 về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động như sau:
 
3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Nếu anh đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này cẩn lưu ý về thời hạn báo trước, ít nhất là 45 ngày trước khi nghỉ việc. Đơn xin nghỉ việc được pháp luật quy định là một hình thức thông báo của người lao động cho người sử dụng lao động.

Khi chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp này, anh sẽ được hưởng các quyền lợi sau:

Thứ nhất, là trợ cấp thôi việc quy định tại điều 48 BLLĐ 2012 như sau:

“Điều 48. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc”
.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 điều 48 nêu trên, nếu người lao động tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trừ vào thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc. Từ ngày 01/01/2009, bảo hiểm thất nghiệp là bảo hiểm bắt buộc đối với trường hợp của anh thì sẽ không có trợ cấp thôi việc trong thời gian này. Còn 2 tháng thử việc từ ngày 03/08/2009 cho đển 03/10/2009 anh sẽ được nhận ¼ tiền lương của một tháng.

Thứ hai, là khoản trợ cấp thất nghiệp.

Theo quy định tại điều 81 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006:

Điều 81. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Người thất nghiệp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ mười hai tháng trở lên trong thời gian hai mươi bốn tháng trước khi thất nghiệp;

2. Đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội;

3. Chưa tìm được việc làm sau mười lăm ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều này
”.

Tiếp theo về mức trợ cấp thất nghiệp được hưởng như sau:

Điều 82. Trợ cấp thất nghiệp

1. Mức trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

a) Ba tháng, nếu có từ đủ mười hai tháng đến dưới ba mươi sáu tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

b) Sáu tháng, nếu có từ đủ ba mươi sáu tháng đến dưới bảy mươi hai tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

c) Chín tháng, nếu có từ đủ bảy mươi hai tháng đến dưới một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

d) Mười hai tháng, nếu có từ đủ một trăm bốn mươi bốn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp trở lên”
.

Như vây, sau khi hoàn tất thủ tục để  hưởng trợ cấp thất nghiệp thì hàng tháng, anh sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp, là 6 tháng, mỗi tháng được hưởng với mức bằng 60% mức bình quân tiền công đóng bảo hiểm thất nghiệp của sáu tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Thứ ba, thời gian đóng bảo hiểm xã hội.

Nếu anh nghỉ việc, mà chưa đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí thì thời gian đóng bảo hiểm sẽ được bảo lưu. Anh có quyền tham gia bảo hiểm tự nguyện hoặc nếu tiếp tục tham gia lao động thì sẽ được tiếp tục đóng bảo hiểm để hưởng chế độ hưu trí.

Điều 50. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c và e khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ sáu mươi tuổi, nữ đủ năm mươi lăm tuổi;

b) Nam từ đủ năm mươi lăm tuổi đến đủ sáu mươi tuổi, nữ từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên. Tuổi đời được hưởng lương hưu trong một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ quy định.

2. Người lao động quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 của Luật này có đủ hai mươi năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ năm mươi lăm tuổi, nữ đủ năm mươi tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hoặc Luật công an nhân dân có quy định khác;

b) Nam từ đủ năm mươi tuổi đến đủ năm mươi lăm tuổi, nữ từ đủ bốn mươi lăm tuổi đến đủ năm mươi tuổi và có đủ mười lăm năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ mười lăm năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên
”.

Còn nếu anh bị kỷ luật sa thải, thì anh sẽ không được hưởng ¼ tháng lương như chúng tôi phân tích ở trên. Còn bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm xã  hội thì anh vẫn được hưởng như trường hợp xin nghỉ việc.

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn Ngọc Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo