LS Hoài My

Chế độ bảo hiểm thai sản khi con bị chết lưu

Em là GV MN trường công lập,đã đóng BHXH từ năm 2010, nay trường em có những quy định mới em không hiểu xin được chương trình tư vấn giải đáp giúp em. 1, Ngày 01/8 em đi khám thai, bị động thai nên bệnh viện viết giấy cho nghỉ từ ngày 01/8 đến hết ngày 06/8. Đến ngày 08/8 sẽ khám lại nhưng đến ngày 03/8 người khó chịu em đi khám lại thì bác sĩ kết luận thai bị lưu 10 tuần và phải cho ra

 

Câu hỏi: Em là GV MN trường công lập,đã đóng BHXH từ năm 2010, nay trường em có những quy định mới em không hiểu xin được chương trình tư vấn giải đáp giúp em.   

                        

1, Ngày 01/8 em đi khám thai, bị động thai nên bệnh viện viết giấy cho nghỉ từ ngày 01/8 đến hết ngày 06/8. Đến ngày 08/8 sẽ khám lại nhưng đến ngày 03/8 người khó chịu em đi khám lại thì bác sĩ kết luận thai bị lưu 10 tuần và phải cho ra. Bv viết giấy cho nghỉ 20 ngày từ ngày 03/8 đến hết ngày 22/8. Nay kế toán thông báo em chỉ được hưởng BHXh từ ngày 03/8 đến hết ngày 22/8. Còn từ 01/8 đến ngày 06/8 em không được hưởng vì từ ngày 01/8 thai chưa bị lưu nên không được hưởng chế  BHXH, lương ngân sách nhà nước tháng 8 đã bị nhà trường cắt từ ngày 01/8 đến hết ngày 22/8.        

            

2,Con em 3 tuổi đợt vừa rồi bị ốm phải nằm viện 1 tuần, em phải đi trông cháu nên nghỉ theo chế độ con ốm mẹ nghỉ và có giấy của BV. Vì ở trường có quy định nghỉ từ 03 ngày trở lên sẽ bị trừ lương ngân sách nhà nước và bị nộp phạt 100 nghìn/ngày. Như vậy em đã nghỉ 06 ngày không những sẽ bị trừ lương ngân sách nhà nước 06 ngày mà còn phải nộp thêm 600 nghìn nữa về kế toán nhà trường.   

            

Nay em xin hỏi kế toán nhà trường trả lời và làm như vậy có đúng không. Em xin cảm ơn!

 

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:

 

Thứ nhất, về việc nhà trường thông báo bạn chỉ được hưởng BHXH từ ngày 03/8 đến hết ngày 22/8 và lương ngân sách nhà nước tháng 8 đã bị nhà trường cắt từ ngày 01/8 đến hết ngày 22/8.

                   

Theo khoản a, điều 10 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

 

"1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau:

 

a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu."

 

Trường hợp của bạn đủ điều kiện để được hưởng chế độ thai sản do đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 06 tháng trong 12 tháng trước khi sinh ( bạn đã đóng bảo hiểm từ năm 2010 đến nay). Tuy nhiên khi nghỉ hưởng chế độ thai sản thì thai bị động thai, sau đó là chết lưu. Trong trường hợp này, bạn vẫn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh. Ngoài ra, bạn còn được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết.

 

Theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 thì:

 

"Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

 

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

 

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

 

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

 

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

 

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

 

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."

 

Cụ thể, thời gian bạn được nghỉ việc hưởng bảo hiểm thai sản như sau:

 

1.Thời gian hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai bị chết lưu (tức đến ngày 3/8, không tính từ ngày 1/8 bởi khi đó bạn chỉ bị động thai chứ không phải sẩy thai).

 

2.Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền (ở đây là 20 ngày).

 

Như vậy, tổng thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp của chị là: thời gian hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai bị chết lưu (do bạn không nêu rõ là bạn bắt đầu nghỉ thai sản từ ngày nào nên chúng tôi không thể tính cụ thể được) + 20 ngày theo chỉ định của bệnh viện. Do đó, kế toán ở trường bạn thông báo chỉ được hưởng BHXh từ ngày 03/8 đến hết ngày 22/8 là thiếu ( vì bạn được hưởng BHXH từ 20 ngày trở lên). Còn từ 01/8 đến ngày 06/8 bạn vẫn được hưởng BHXH, bởi từ ngày 01/8 thai chưa bị lưu nên không được hưởng chế độ khi sảy thai nhưng vẫn được hưởng chế độ BHXH trước khi sinh con.

 

Việc Nhà trường cắt lương ngân sách nhà nước tháng 8 của bạn từ ngày 01/8 đến hết ngày 22/8. Là đúng bởi  theo pháp luật hiện hành chỉ quy định lao động nữ trong thời gian nghỉ thai sản được hưởng các chế độ theo luật bảo hiểm xã hội mà không quy định người sử dụng lao động phải trả lương cho người lao động trong thời gian nghỉ thai sản. Như vậy, ngoài khoản tiền bảo hiểm xã hội chi trả bạn không được nhận thêm một khoản nào khác nữa hay nói cách khác là bạn không được hỗ trợ lương hàng tháng trong thời gian nghỉ thai sản, việc cắt lương này là hợp lý.

 

Thứ hai, chế độ khi con ốm đau.

 

Căn cứ vào khoản 2 điều 25 luật BHXH 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ ốm đau là” 2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền”. Con bạn 3 tuổi và có giấy xác nhận của bệnh viện nên bạn sẽ được hưởng chế độ ốm đau."

 

Và theo Điều 27 Luật BHXH quy định về thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau như sau:

 

"1. Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau trong một năm cho mỗi con được tính theo số ngày chăm sóc con tối đa là 20 ngày làm việc nếu con dưới 03 tuổi; tối đa là 15 ngày làm việc nếu con từ đủ 03 tuổi đến dưới 07 tuổi.

 

2. Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội thì thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau của mỗi người cha hoặc người mẹ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

 

Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ khi con ốm đau quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần."

 

Ngoài ra, tại Khoản 1 Điều 25 Luật BHXH có quy định về mức hưởng chế độ ốm đau, cụ thể là:"Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 26 và Điều 27 của Luật này thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc".

 

Như vậy, trường bạn quy định nghỉ từ 03 ngày trở lên sẽ bị trừ lương ngân sách nhà nước và bị nộp phạt 100 nghìn/ngày là trái so với quy định của pháp luật BHXH 2014 bởi trường hợp của bạn, con bạn 3 tuổi nên bạn được nghỉ tối đa là 15 ngày hơn nữa trong thời gian này bạn còn được hưởng 75% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Chế độ bảo hiểm thai sản khi con bị chết lưu. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!.

CV.Khuất Thị Hạnh – Công ty Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo