Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cán bộ công chức khi thi hành công vụ gây thiệt hại có phải bồi thường?

Cho tôi hỏi Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho người khác thì xử lý thế nào. Ai là người phải bồi thường đối với các thiệt hại đã xảy ra. Xin cảm ơn.

Trả lời:

 

Theo quy định Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra như sau : 

 

"Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.

 

Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ".

 

Như vậy, trường hợp cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ mà gây thiệt hại thì cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức đó có trách nhiệm bồi thường thiệt hại rồi sau đó yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả lại một khoản tiền theo quy định nếu như có lỗi.

 

--------------

Câu hỏi thứ 2 - Không trúng tuyển vào biên chế có bị chấm dứt hợp đồng không?

 

Kính chào luật sư! Tôi là giáo viên tiểu học ký hợp đồng với phòng gd từ năm 2011 đến nay. Tháng 6 vừa rồi tôi thi biên chế nhưng không trúng tuyển, tôi nghe nói những người không trúng tuyển sẽ bị cắt. Nhưng tôi trong thời gian nuôi con dưới 36 tháng có bị cắt không. Và tôi cũng đến thời gian nâng lương thường xuyên nhưng cũng không được nâng. Vậy trong trường hợp của tôi thì tôi được nâng lương thường xuyên không? Xin luật sư giải thích giùm tôi.

 

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

 

Anh/chị thuộc đối tượng làm việc theo hợp đồng lao động, do vậy thời gian làm việc do các bên thỏa thuận và ghi trong Hợp đồng lao động. Nếu như hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn thì anh/chị vẫn tiếp tục làm việc cho đến khi hết hạn hợp đồng.

 

Phía nhà trường được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong các trường hợp sau: 

 

Điều 38 Bộ luật lao động 2012 quy định: 

1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

a) Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;

b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;

c) Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật, mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

d) Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định tại Điều 33 của Bộ luật này.

 

Về việc nâng lương; 

 

Điều 102 Bộ luật lao động 2012 quy định: 

Các chế độ phụ cấp, trợ cấp, nâng bậc, nâng lương và các chế độ khuyến khích đối với người lao động được thoả thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể hoặc quy định trong quy chế của người sử dụng lao động.

 

Như vậy, nếu trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc các quy chế khác của phía nhà trường có quy định về việc nâng lương thường xuyên thì áp dụng theo quy định đó để thực hiện.

 

Trân trọng!

P. Luật sư tư vấn - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo