Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Cam kết không sinh con trong khoảng thời gian làm việc có vi phạm luật LĐ không?

Trường hợp người sử dụng lao động có hành vi nghiêm cấm lao động nữ mang thai trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng lao động có vi phạm pháp luật không? Chế tài xử lý đối với trường hợp này như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn Luật Lao động

Mang thai và sinh con được cho là “thiên chức”, là quyền con người của người phụ nữ. Do đó, không ai có quyền cản trở người phụ nữ thực hiện “thiên chức cao cả” của mình. Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay cho thấy nhiều cá nhân, tổ chức vẫn còn có hành vi xâm phạm đến quyền của người phụ nữ nói chung và quyền mang thai nói riêng; đặc biệt là tình trạng người sử dụng lao động có hành vi hạn chế, cản trở, nghiêm cấm lao động nữ mang thai vì nhiều lý do khác nhau. Trong những trường hợp như vậy, nếu người lao động không nắm rõ các quy định của pháp luật thì sẽ không đưa ra được giải pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Do đó, nếu bạn gặp phải những mắc liên quan đến vấn đề này mà chưa thể đưa ra phương án phù hợp theo quy định của pháp luật, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến quyền lợi của lao động nữ trong quan hệ lao động, bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn trường hợp NSDLĐ yêu cầu NLĐ cam kết không mang thai

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Lao động Nữ khi vào Cty mình đều phải cam kết 18 tháng chính thức kể từ ngày hết học việc mới được phép sinh Con(Đã ký cam kết với Cty). Hiện Mình đang mang thai được 4 tháng và là Cán Bộ chính thức được 12 tháng. 

Công ty đang làm thủ tục cho Mình nghỉ việc. Mình đã tìm hiểu luật và biết được Người sử dụng LĐ ko được phép cho LĐ Nữ nghỉ việc trong thời gian mang thai, tuy nhiên Mình lại ký cam kết với Cty. Vậy Cty cho Mình nghỉ việc như vậy có vi phạm qui định Không? Và bước tiếp theo Mình cần làm gì? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Điều 17 BLLĐ 2012 quy định về nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động:

"1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội".

Điều 155 BLLĐ 2012 quy định về bảo vệ thai sản đối với lao động nữ: "...3. Người sử dụng lao động không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết hoặc người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động".

Theo quy định của pháp luật, NSDLĐ và NLĐ tự do thỏa thuận, thỏa thuận trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực. Tuy nhiên, việc tự do thỏa thuận không trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.

Đối với trường hợp này, cam kết "cấm" lao động nữ không được sinh con trong thời gian 18 tháng làm việc chính thức ảnh hưởng trực tiếp tới thiên chức làm mẹ của người phụ nữ, trái đạo đức xã hội. Hơn nữa, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do mang thai, nghỉ thai sản là hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình chị có quyền gửi đơn tới Cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết (Phòng lao động, thương binh và xã hội, ...).

Anh/chị tham khảo để giải quyết vướng mắc của mình, nếu còn chưa rõ hoặc cần hộ trợ, tư vấn thêm anh/chị vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến qua điện thoại, bằng cách gọi 1900.6169 để được giải đáp:

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo