Nguyễn Ngọc Ánh

Bồi thường chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật

Kính chào Luật sư công ti Luật Minh Gia. Xin luật sư tư vấn giúp tôi chút vấn đề như sau: Tháng 11/2013, tôi trúng tuyển vào làm nhân viên tại công ti A và được cử đi đào tạo 10 tháng với mức lương đào tạo là 5 triệu. Tại thời điểm đó, tôi đã kí một cam kết sẽ làm việc cho công ti tối thiểu 5 năm sau khi kết thúc hợp đồng đào tạo. Nếu không đủ thời gian trên, tôi sẽ phải bồi thường 80 triệu đồng. Đồng thời, công ti đã thu giữ bằng tốt nghiệp đại học bản gốc của tôi.

 

Tháng 10/2014, tôi trở thành lao động chính và kí một hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Tôi đã nộp đơn xin nghỉ việc và sẽ bắt đầu thôi việc từ tháng 9/2015 (đủ thời hạn 45 ngày để đơn phương chấm dứt hợp đồng là đúng luật).
Luật sư cho tôi được hỏi:
- Tôi có phải bồi thường chi phí đào tạo hay không và bồi thường bao nhiêu? (Tôi đã đọc bài viết tương tự trên trang web của công ti và câu trả lời là không phải bồi thường nhưng tôi vẫn muốn có được một câu trả lời chính xác đối với hoàn cảnh và thời điểm của bản thân).
- Nếu chưa bồi thường, công ti có được quyền không trả bằng tốt nghiệp cho tôi không?
- Tôi có được kiện công ti vì đã thu giữ giấy tờ bản gốc không khi mà đó là sự thỏa thuận giữa chúng tôi?
Rất mong nhận được những chia sẻ quý báu từ luật sư.
Chân thành cảm ơn.

 

Trả lời:

Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới công ty Luật Minh Gia! Sau đây, chúng tôi xin tư vấn yêu cầu của anh như sau:

Điều 43 BLLĐ 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này
”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 BLLĐ 2012 chỉ đặt ra trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt  hợp đồng lao động trái pháp luật.

Như anh trình bày, hiện tại hợp đồng lao động mà anh và phía người sử dụng lao động là “ hợp đồng không xác định thời hạn”.

Khoản 3 Điều 37 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này”.

Anh nghỉ việc sau khi đã báo trước 45 ngày, vì vậy trường hợp của anh là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng quy định của pháp luật nên nghĩa vụ bồi thường khoản chi phí đào tạo không đặt ra với anh.

Tiếp theo, hành vi giữ bằng tốt nghiệp bản chính của anh là hành vi trái pháp luật.

Điều 20 quy định những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động

1. Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động
”.

Với hành vi vi phạm này, theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đng sẽ bị xử phạt như sau:
 
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;

b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim a Khoản 2 Điều này;

b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tin đã giữ của người lao động tính theo lãi sut ti đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Đim b Khoản 2 Điều này”.

Anh có quyền yêu cầu công ty chấm dứt hành vi này, hoặc báo hành vi này tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử phạt hành vi vi phạm này.

 

Trân trọng!
Luật gia Nguyễn Ngọc Ánh – Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo