Luật sư Phùng Gái

Bổ sung thêm đối tượng tinh giản biên chế mới theo quy định pháp luật?

Pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về đối tượng tinh giản biên chế và việc giải quyết chế độ, chính sách cho đối tượng tinh giản biên chế. Có quy định mới về xác định đối tượng tinh giản biên chế hay không? Nếu có thì được quy định như thế nào và thể hiện trong văn bản pháp luật nào.
 

- Quy định mới về đối tượng tinh giản biên chế.

 

Nghị định 108/2014/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 10/1/2015 liệt kê các đối tượng được xét tinh giản biên chế và ghi nhận cụ thể hóa tại Điều 6. Tuy nhiên, kể từ ngày 15/10/2018 khi Nghị định 113/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung của Nghị định 108/2014 có hiệu lực thì các đối tượng tinh giản biên chế sẽ được mở rộng hơn. Theo đó, các đối tượng tinh giản biên chế được mở rộng thêm bao gồm:

 

“1. Cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý thôi giữ chức vụ do sắp xếp tổ chức bộ máy theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

2. Những người đã là cán bộ, công chức, viên chức được cơ quan có thẩm quyền điều động sang công tác tại các hội được giao biên chế và ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí để trả lương nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm đ, e, g khoản 1 Điều 6 Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.”

 

Ngoài việc bổ sung thêm các đối tượng tinh giản biên chế mới thì các đối tượng thuộc diện tinh giản biên chế theo Nghị định 108/2014/NĐ-CP cũng được Nghị định 113/2018 sửa đổi cho phù hợp với quy định pháp luật và tình hình thực tế. Cụ thể:

 

2. Sửa đổi, bổ sung điểm c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 6 như sau:

 

“c) Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

d) Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác hoặc được cơ quan bố trí việc làm khác, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

đ) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 01 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

e) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 01 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 01 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp hoặc không hoàn thành nhiệm vụ trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.

 

g) Có 02 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mà trong từng năm đều có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và của cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành của pháp luật hoặc trong năm trước liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế có tổng số ngày nghỉ làm việc bằng hoặc cao hơn số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Luật bảo hiểm xã hội, cá nhân tự nguyện thực hiện tinh giản biên chế và được cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý đồng ý.”

 

4. Sửa đổi khoản 5 Điều 6 như sau:

 

5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử tham gia quản lý hoặc đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước mà dôi dư do cơ cấu lại doanh nghiệp đó.”

 

- Quy định được sửa đổi về chính sách trợ cấp cho đối tượng tinh giản biên chế theo Nghị định 113/2018/NĐ-CP.

 

6. Sửa đổi điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

 

“b) Được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định về tuổi tối thiểu tại điểm b khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội ( đối tượng tại điểm b khoản 1 Điều 54 quy định: Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên)

 

7. Sửa đổi khoản 2 Điều 8 Nghị định 108/2014/NĐ-CP như sau:

 

“2. Đối tượng tinh giản biên chế quy định tại Điều 6 Nghị định này nếu đủ 55 tuổi đến đủ 58 tuổi đối với nam, đủ 50 tuổi đến đủ 53 tuổi đối với nữ, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và chế độ quy định tại điểm a, c khoản 1 Điều này và được trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 54 Luật bảo hiểm xã hội ( đối tượng tại điểm a, khoản 1 Điều 54 quy định: Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi).

 

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty Luật Minh Gia về " bổ sung thêm đối tượng tinh giản biên chế". Nếu còn vướng mắc hoặc cần hỗ trợ thêm thì bạn vui lòng phản hồi, liên hệ qua Email hoặc số Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 19006169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Phòng Luật sư tư vấn lao động - Công ty Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo