Luật sư Đào Quang Vinh

Bộ đội xuất ngũ đi học đại học có được hưởng BHXH không?

Luật sư tư vấn về vấn đề bộ đội tham gia học đại học sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự có được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội không. Nội dung tư vấn như sau:

Mục lục bài viết

 

Nội dung tư vấn: Chồng tôi năm 1977 có giấy báo đậu đại học và giấy báo đi nghĩa vụ quân sự, theo luật NVQS thời đó ưu tiên đi nghĩa vụ quân sự trước bảo lưu kết quả đại học. sau 3 năm 7 tháng hoàn thành NVQS chồng tôi về học ở trường ĐHSP Huế nay chồng tôi vừa mất chưa đến tuổi nghỉ hưu nên tôi hưởng tuất một lần. Do giấy ra quân của chồng tôi ghi là chuyển về địa chỉ của đia phương nên bây giờ người ta không tính 4 năm học đại học trong chế độ tuất. Tôi xin hỏi muốn được tính được 4 năm học đại học vào chế đọ tuất thì tôi phải cần bổ sung giấy tờ gì? Tôi xin chân thành cảm ơn

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn, chúng tôi xin tư vấn như sau

 

Căn cứ theo Luật bảo hiểm xã hội 2014

 

Điều 123. Quy định chuyển tiếp

 

"1. Các quy định của Luật này được áp dụng đối với người đã tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày Luật này có hiệu lực.

 

2. Người đang hưởng lương hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 1994, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tiền tuất hằng tháng, trợ cấp hằng tháng đối với cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc, người đã hết thời hạn hưởng trợ cấp hiện đang hưởng trợ cấp hằng tháng và người bị đình chỉ hưởng bảo hiểm xã hội do vi phạm pháp luật trước ngày Luật này có hiệu lực thì vẫn thực hiện theo các quy định trước đây và được điều chỉnh mức hưởng.

 

3. Người lao động đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bao gồm phụ cấp khu vực thì ngoài lương hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất thì được giải quyết hưởng trợ cấp khu vực một lần; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đang hưởng phụ cấp khu vực hằng tháng tại nơi thường trú có phụ cấp khu vực thì được tiếp tục hưởng. 

 

4. Người hưởng chế độ phu nhân hoặc phu quân tại cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc với hai chế độ hưu trí và tử tuất; người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành đang hưởng chế độ ốm đau trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được thực hiện theo quy định của Chính phủ

 

5. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng trước ngày Luật này có hiệu lực thì khi chết được áp dụng chế độ tử tuất quy định tại Luật này.

 

6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân và công an nhân dân.

 

7. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại khoản 6 Điều này.

 

8. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11.

 

9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

 

10. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

 

Theo quy định tại điều luật này liên quan đến người tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực. Căn cứ theo quy định này thì chỉ có thời gian chồng chị tham gia NVQS (3 năm 7 tháng) mới được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội . Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự thì thời gian anh theo học đại học tại trường ĐH Sư phạm Huế không được tinh là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội vì không có căn cứ pháp luật nào về việc tính thời gian này vào thời gian được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, theo đó 4 năm đại học đó sẽ không được tính để hưởng chế độ tuất.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tự ý nghỉ việc không báo trước có phải bồi thường?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Châm Anh - Luật Minh Gia

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo