Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bị điều động công tác, có còn trong danh sách Biên chế Nhà nước không?

Năm 2009 UBND tỉnh có Quyết đinh thành lập Ban QLDA Giảm nghèo (có tính chất là Ban QLDA hỗn hợp). Thời gian thực hiện Dự án từ năm 20xx đến tháng 6/20yy. Tôi có chức danh là phó trưởng phòng và một số công chức khác trong các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện (có thời gian công tác ở cơ quan QLNN từ 10-30 năm)


Tôi được UBND huyện điều động sang làm việc chuyên trách tại Ban QLDA huyện, hưởng lương do Ban QLDA huyện chi trả từ nguồn NSNN. Trong QĐ điều động ghi rõ: Khi kết thúc Dự án sẽ bố trí công tác phù hợp. Đến nay Dự án đã vào hồi kết thúc, khi trao đổi về việc bố trí công tác cho chúng tôi thi đồng chí Trưởng phòng nội vụ huyện trả lời: Chúng tôi không còn là công chức nhà nước, phòng nội vụ huyện không quản lý danh sách để thực hiện nâng lương thường xuyên và không có trách nhiệm bố trí công việc cho chúng tôi khi kết thúc dự án. Mặc dù trong hàng năm chúng tôi đều hoàn thành nhiệm vụ. Vậy xin Luật sư tư vấn giúp một số nội dung sau:

- Khi UBND huyện có QĐ điều chúng tôi thì chúng tôi có còn là công chức trong danh sách biên chế Nhà nước của huyện nữa hay không?

- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ theo QĐ của UBND huyện chúng tôi có được nâng lương thường xuyên hay không?

- Đây là Dự án hoạt động có thời hạn, khi Dự án kết thúc chúng tôi có được điều động trở về công tác tại các cơ quan chuyện môn khác của huyện theo QĐ đã ghi hay không? Cơ quan nào chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề này cho chúng tôi. Rất mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi xin trân trọng cám ơn!

 

Trả lời:

 

Cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bác, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, theo Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức, tại Khoản 3 Điều 3:

3. Ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện):

Người giữ chức vụ, chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và người làm việc trong văn phòng, cơ quan ủy ban kiểm tra, các ban của huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy thuộc tỉnh.


Khi bác đang là công chức giữ chức vụ phó phòng, khi được điều động sang công tác tại Ban Quản lý Dự án của huyện, bác vẫn được giữ biên chế công chức, hưởng lương từ Ngân sách Nhà nước theo căn cứ trên.

Về nguyên tắc, biên chế công chức Nhà nước sẽ kết thúc trong một số trường hợp:


Nghỉ hưu

Bị kỷ luật buộc thôi việc


Chịu trách nhiệm hình sự: chấp hành hình phạt tù


Bị mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự


Thuộc đối tượng tinh giản biên chế…


Trường hợp của bác, chỉ là điều động công tác, nhưng vẫn nằm trong hệ thống công chức Nhà nước, nên bác vẫn được hưởng chính sách biên chế Nhà nước.

Thứ hai, Về điều kiện thi tuyển nâng ngạch công chức

Theo quy định tại Điều 29 Nghị định 24/2010/NĐ-CP  ngày 15/3/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức về Căn cứ, nguyên tắc, tiêu chuẩn, điều kiện nâng ngạch công chức

“1. Việc nâng ngạch công chức phải căn cứ vào vị trí việc làm, phù hợp với cơ cấu công chức của cơ quan sử dụng công chức và thông qua kỳ thi nâng ngạch theo quy định. 

2. Nguyên tắc cạnh tranh trong kỳ thi nâng ngạch được thực hiện giữa các công chức trong cùng cơ quan quản lý công chức.

3. Công chức được đăng ký dự thi nâng ngạch khi có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây: 

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian 03 năm liên tục gần nhất; có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức tốt; không trong thời gian thi hành kỷ luật hoặc đã có thông báo về việc xem xét kỷ luật của cơ quan có thẩm quyền;

b) Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận vị trí việc làm tương ứng với ngạch công chức cao hơn ngạch công chức hiện giữ trong cùng ngành chuyên môn; 

c) Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác về tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đăng ký dự thi.”

Bác vân trong danh sách công chức theo Biên chế Nhà nước, nên khi đáp ứng đủ điều kiện về thi tuyển nâng ngạch công chức, bác sẽ được nâng ngạch.

Các trường hợp công chức không được nâng ngạch trong 1 khoảng thời gian nhất định được thực hiện khi công chức bị xử lý kỷ luật: Cụ thể Theo Luật Cán bộ, công chức:

Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật

1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.

2. Cán bộ, công chức bị kỷ luật từ khiển trách đến cách chức thì không thực hiện việc nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; hết thời hạn này, nếu cán bộ, công chức không vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì tiếp tục thực hiện nâng ngạch, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức đang trong thời gian bị xem xét kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử thì không được ứng cử, đề cử, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, biệt phái, đào tạo, bồi dưỡng, thi nâng ngạch, giải quyết nghỉ hưu hoặc thôi việc.

4. Cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do tham nhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý.


Do đó, bác vẫn được thi nâng ngạch khi được điều động công tác, nếu đáp ứng đủ điều kiện dự thi tuyển nâng ngạch.

Sau khi thời gian điều động công tác kết thúc, bác sẽ được bố chí công tác theo Quyết định của cơ quan, căn cứ vào tình hình thực tế đơn vị công tác mà bác được bố chí công việc phù hợp.

Để được giải quyết quyền lợi, bác có thể liên hệ trực tiếp đến Chủ tịch UBND cấp huyện để biết rõ về quyết định điều động công tác, và bố trí công việc sau khi kết thúc điều động công tác.

 

Trân trọng
C.V Hoàng Ngàn. Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo